Không phải HSG hay HPG, đây mới là cổ phiếu thép đang băng băng leo dốc

(Banker.vn) Trong bối cảnh thị trường "lình xình", cổ phiếu nhóm thép đi ngang, mã này vẫn có nhịp tăng ấn tượng kể từ cuối tháng 10...

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/12, cổ phiếu HSG đúng giá tại mốc tham chiếu 21.750 đồng và tiếp tục vận động tích lũy ngay sát vùng giá đỉnh 20 tháng (23.000 đồng/cp). Cổ phiếu của Hoa Sen đã đi ngang quanh mốc 22.000 đồng trong hơn 1 tháng qua với thanh khoản có phần suy giảm. Cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát kết phiên cũng đóng cửa tại tham chiếu 27.200 đồng và tiếp tục quá trình tích lũy tương tự HSG.

Không phải HSG hay HPG, đây mới là cổ phiếu thép đang băng băng leo dốc
Cổ phiếu nhóm thép đang vận động tại vùng giá đỉnh gần 2 năm

Diễn biến tương tự cũng được ghi nhận ở các mã TVN, TLH. Trong khi đó, cổ phiếu POM của thép Pomina ngược dòng giảm gần 20% trong 7 phiên trở lại đây sau khi người thân của lãnh đạo và loạt cổ đông đăng ký bán ra hàng chục triệu cổ phiếu.

Tích cực nhất nhóm thép lúc này phải kể đến cổ phiếu NKG của Thép Nam Kim. Mã đóng cửa phiên 21/12 tăng 1,3% lên mức 24.300 đồng/cp, đây là mức cao nhất kể từ cuối tháng 5/2022, khối lượng giao dịch cũng tăng mạnh trở lại ngưỡng trung bình 20 phiên, đạt gần 12,6 triệu cổ phiếu.

Nhìn vào tổng thế, diễn biến đi ngang của nhóm cổ phiếu thép hơn 1 tháng qua là tương đồng với vận động của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên khác với VN-Index hiện vẫn đang gặp cản tại ngưỡng 1.100 điểm, nhóm thép lại đang vận động tại vùng giá đỉnh gần 2 năm.

Kỳ vọng lớn nhất của doanh nghiệp thép lúc này là các hoạt động đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ở loạt dự án trọng điểm như sân bay Long Thành, cao tốc Bắc Nam, các hệ thống vành đai,...

Với riêng NKG, chỉ tính từ cuối tháng 10 tới nay, mã đã có nhịp tăng 41% giá trị cùng lượng giao dịch lớn.

Không phải HSG hay HPG, đây mới là cổ phiếu thép đang băng băng leo dốc
Tính từ cuối tháng 10 tới nay, cổ phiếu NKG đã có nhịp tăng tới 41%

Theo đánh giá mới nhất của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), nhu cầu thép toàn cầu trong năm 2023 ước tăng 1,8% so với năm 2022, cải thiện tích cực so với mức giảm tới 3,3% của năm ngoái.

Sang năm 2024, nhu cầu thép toàn cầu dự báo tiếp tục tăng 1,9%, đạt mức 1,84 tỷ tấn với động lực tăng trưởng chính đến từ khu vực Liên minh châu Âu (EU) (tăng 5,8% so với năm 2023), Ấn Độ (tăng 7,7%), và khu vực ASEAN (tăng 5,2%).

Điều này sẽ mở ra cơ hội lớn cho một số doanh nghiệp thép Việt Nam, đặc biệt là Thép Nam Kim - công ty hiện là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu thép lớn nhất Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm tôn mạ. Hơn 60% sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp này là đến từ các thị trường xuất khẩu với các thị trường chủ lực là EU, ASEAN và Australia.

Bên cạnh đó, Thép Nam Kim đang được hưởng mức thuế chống bán phá giá thấp nhất ở nhiều thị trường tiềm năng với ngành thép Việt Nam như Canada, Mexico, Australia và Malaysia.

Dữ liệu mới nhất cho thấy các thị trường chính của Nam Kim đều nằm trong nhóm có sự phục hồi sản lượng thép tích cực trong 10 tháng năm 2023 như khu vực EU (tăng 86,2% so với cùng kỳ năm 2022) và Australia (tăng 9,1%).

Hiện Thép Nam Kim đang nằm trong top 3 doanh nghiệp tôn mạ có thị phần lớn nhất tại Việt Nam (chiếm 17,3% thị phần, tính đến cuối quý III/2023). Đáng chú ý, đối với sản phẩm ống thép, Thép Nam Kim đang có sự tăng trưởng thị phần tiêu thụ liên tục trong các năm gần đây.

Trong năm 2022, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ ống thép của Thép Nam Kim đã cao gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng toàn ngành, chiếm 7,4% toàn thị phần.

Về hoạt động kinh doanh, Nam Kim đem về doanh thu thuần đạt 4.262 tỷ đồng trong quý 3/2023, giảm gần 4% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế ở mức 24 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 420 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp thép ghi nhận 14.136 tỷ đồng doanh thu và 110 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm lần lượt 25% và 62% so với cùng kỳ. So với kế hoạch kinh doanh năm 2023 với mục tiêu kế hoạch đạt 20.000 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 400 tỷ đồng, doanh nghiệp này đã thực hiện được 71% mục tiêu doanh thu và 37% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Theo dự báo của MBS, sản lượng xuất khẩu Thép Nam Kim lần lượt đạt 603.992 tấn (tăng 20% so với cùng kỳ) và 634.192 tấn (tăng 5% so với cùng kỳ) vào năm 2023 và 2024. Sản lượng nội địa dự kiến duy trì ở mức 344.571 tấn (giảm 8% so với cùng kỳ) và hồi phục lên 396.257 tấn (tăng 15% so với cùng kỳ) nhờ thị trường BĐS ấm lên. Lợi nhuận ròng của NKG có thể đạt 370 tỷ trong 2023 và tăng 67% so với cùng kỳ trong 2024.

Loạt cổ phiếu ngân hàng cho tín hiệu kém sắc dưới góc độ kỹ thuật

Trong thời gian gần đây, nhóm cổ phiếu ngân hàng liên tục kìm hãm đà tăng của chỉ số VN-Index. Dưới góc nhìn kỹ thuật, ...

Chứng khoán phiên 22/12: Dòng tiền chờ KRX "go live"?

Theo TPS, thị trường phiên hôm nay chưa có sự bùng nổ về mặt thanh khoản, qua đó chứng tỏ mặc dù áp lực về ...

Thị trường chứng khoán ngày 22/12/2023: Thông tin trước giờ mở cửa

Rung lắc ngày đáo hạn phái sinh, VN-Index kết phiên tăng nhẹ; Sàn HOSE chào đón 2 tân binh NAB và VTP; Chào sàn chưa ...

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán