Tràn lan gạo lứt chữa ung thư: Nghe dân gian hay đợi khoa học? Điều gì xảy ra khi ăn gạo lứt thường xuyên? |
Cũng giống như bất kì loại thực phẩm nào, khi ăn quá nhiều gạo lứt sẽ không tốt cho sức khỏe. Nó cũng trở thành nguyên nhân gây hại với một số người. Gạo lứt chứa nhiều chất xơ, ít chất béo tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn ăn không đúng cách cũng có thể gây ra nhiều bệnh nguy hại. Người ta ăn nó không chỉ để no bụng mà còn để mong chữa được bệnh ung thư, tiểu đường, làm đẹp da, giảm cân...
Cũng giống như bất kì loại thực phẩm nào, khi ăn quá nhiều gạo lứt sẽ không tốt cho sức khỏe |
Thực tế, gạo lứt có tác dụng rất tốt trong giảm cân bởi vì nó chứa nhiều nguyên tố Mangan, chất xơ và selen có tác dụng chống oxy hóa và cải thiện hệ tiêu hóa của cơ thể.
Tuy nhiên, những tác dụng thần thánh khác mà gạo lứt thường được gán cho như cải thiện chứng thoái hóa khớp, loãng xương, giảm cân, giảm cholesterol, bệnh tiểu đường... thì còn cần phải chờ kiểm chứng.
Cũng giống như bất kì loại thực phẩm nào, khi ăn quá nhiều gạo lứt sẽ không tốt cho sức khỏe. Nó cũng trở thành nguyên nhân gây hại với một số người.
Tác hại khi ăn nhiều gạo lứt
Gạo lứt có chứa nguyên tố asen: Gạo lứt đã qua sản xuất, có chứa một lượng rất nhỏ asen. Thu nạp quá nhiều asen trong một thời gian dài có thể dẫn tới rất nhiều hậu quả, bao gồm ung thư thận, ung thư phổi hay sừng hóa và tổn thương da.
Hầu hết các hạt gạo lứt đều chứa asen nhiều hơn hạt gạo trắng thông thường. Gạo lứt chứa nhiều asen hơn khoảng 50% so với gạo trắng vì một phần lớn thạch tín tích tụ trong cám, hoặc phần bên ngoài của hạt gạo.
Chứa acid Phytic: Bên cạnh một nguyên tố độc là asen thì gạo lứt còn chứa acid phytic, một loại hợp chất không hòa tan làm ngăn cản hấp thu một số vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vi khoáng.
Gạo lứt không tốt với phụ nữ có thai: Lý do là vì gạo nguyên cám có chứa asen nên phụ nữ mang thai cần tránh ăn loại gạo này để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Có thể không tốt cho tim: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần asen có trong loại thực phẩm này không tốt cho những người mắc bệnh về tim.
Gây khó tiêu: Ăn quá nhiều gạo lứt sẽ bị cảm giác khó tiêu do chứa acid phytic và nhiều chất xơ.
Lưu ý khi ăn gạo lứt
Không ăn hoàn toàn thay thế gạo trắng: Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong thành phần dinh dưỡng của gạo lứt có chứa hàm lượng lớn vitamin nhóm B (B1, B3, B6), cũng như chứa lượng lớn các khoáng chất vi lượng như vitamin E, sắt và chất xơ, magiê, mangan,…
Tuy nhiên, chính vì hàm lượng chất xơ cũng như vitamin B cao hơn so với gạo trắng nên đây được xem là thực phẩm vàng cho bệnh nhân đái tháo đường. Chất xơ có trong gạo lứt có công dụng nhuận tràng, phòng chống táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường, gạo lứt giúp giảm đi tốc độ hấp thụ đường vào máu
Nhưng do gạo lứt chứa nhiều chất xơ hơn nên khi ăn người sử dụng phải nhai từ từ, cảm giác no sẽ nhanh đến hơn. Sử dụng gạo lứt giúp làm giảm cholesterol, giúp giảm cân.
Tuy nhiên, có rất nhiều người cho rằng gạo lứt tốt hơn gạo trắng nhưng đây là một trong những quan điểm sai lầm khi ăn gạo lứt. So với gạo trắng, gạo lứt chỉ có hàm lượng chất xơ và vitamin nhóm B cao hơn, nhưng để đạt được hàm lượng chất xơ mong muốn bạn phải ăn nhiều, điều này có thể gây nên chứng khó tiêu nếu gạo lứt không được nhai hay nấu kỹ.
Một số người không nên ăn gạo lứt
Gạo lứt tuy là một thực phẩm tốt nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này. Sai lầm khi ăn gạo lứt của nhiều người chính là quan điểm ai cũng có thể sử dụng gạo lứt.
Những đối tượng không nên sử dụng gạo lứt bao gồm: Người già, trẻ em, người thể trạng yếu, gầy gò, người đang hồi phục sau khi ốm, hay phụ nữ sau sinh,… do nhóm đối tượng này có thể trạng không tốt, đồng thời hệ tiêu hóa cũng không ổn định nên rất khó để hấp thu hết chất dinh dưỡng từ gạo lứt.
Cách sử dụng gạo lứt đúng và an toàn
Chúng ta chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần/tuần bởi dùng thường xuyên không mang nhiều lại lợi ích, thậm chí còn gây phản tác dụng. Khi ăn, bạn phải nhai thật kỹ cho đến khi ra nước mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu.
Đặc biệt, trẻ em, người cao tuổi, thể trạng yếu, gầy gò, đang mang thai, cần bồi bổ sức khỏe không nên ăn gạo lứt thường xuyên, gây suy giảm sức khỏe, thiếu chất, vitamin.
Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định tác dụng chữa bệnh của gạo lứt mà chỉ là lời truyền miệng. Nhiều người đã sử dụng và thu về lợi ích nhất định nhưng chúng cũng chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ phòng bệnh.
Nếu tách rời các thành phần của gạo lứt, rõ ràng chúng có rất nhiều tác dụng, thậm chí có thể chữa bệnh ung thư. Tuy nhiên, loại ngũ cốc này chỉ chứa hàm lượng vitamin B1 và chất xơ cao, còn lại đều không đáng kể. Nếu muốn tận dụng được tác dụng của những thành phần đó, chúng ta cần phải ăn với số lượng rất nhiều.
Bên cạnh đó, việc vitamin B1 dễ hòa tan trong nước, nên trong quá trình sử dụng nếu ngâm quá lâu hoặc vo gạo kỹ, lượng vitamin đó sẽ không còn. Trong quá trình nấu, nếu mở vung, vitamin sẽ bay hết. Do đó để giữ lại được vitamin nên vo gạo sơ và đậy vung khi nấu.
Trần Hà
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|