Các chuyên gia kinh tế cho rằng những khó khăn lớn nhất đã dần qua đi khi Quốc hội, Chính phủ đang thực hiện nhiều giải pháp để hỗ trợ cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Những động thái đó cùng với sự nỗ lực của các thành viên trên thị trường chứng khoán sẽ giúp khơi thông dòng vốn vào thị trường.
Đánh giá triển vọng nền kinh tế và thị trường chứng khoán, ông Nhâm Hà Hải, Tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán An Bình (ABS) cho biết, GDP quý I/2023 của Việt Nam tăng trưởng 3,32%, chỉ cao hơn so với mức tăng trưởng 3,2% của quý I/2020. Nhưng nếu nhìn trong bối cảnh của toàn cầu nói chung, với các nền kinh tế như Mỹ chỉ tăng trưởng 1,1%, các nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu chỉ tăng 0,1%, Trung Quốc là 4,5%... thì mức tăng trưởng 3,32% của nước ta là khả quan.
Về thị trường chứng khoán, năm 2021 giá trị giao dịch trung bình/phiên của thị trường chứng khoán Việt Nam khoảng 26.000 tỷ đồng, đến năm 2022 con số này đã tụt về 20.000 tỷ đồng, nhưng năm 2023 có sự phục hồi nhẹ ở tháng 3 và tháng 4, khi thị trường giao dịch xung quanh ngưỡng khoảng hơn 13.000 tỷ đồng. Đó là những tín hiệu lạc quan về mặt tâm lý đối với các nhà đầu tư hơn so với 2 tháng đầu năm. Tuy nhiên, tính chung 4 tháng đầu năm 2023, giá trị giao dịch bình quân/phiên của thị trường chỉ còn khoảng 12.000 tỷ đồng.
Bà Thiều Thị Nhật Lệ, Tổng giám đốc Công ty CP Quản lý quỹ UOBAM Việt Nam, cho biết: Khi đi giới thiệu Việt Nam đến các thị trường trong khu vực, những thị trường trong mạng lưới của UOB, chúng tôi đã nhận được những phản hồi từ những định chế tài chính rằng họ quan tâm về tốc độ tăng trưởng chậm lại của Việt Nam cũng như những khó khăn ngắn hạn hiện tại của thị trường trái phiếu, thị trường bất động sản, qua đó ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đa số đều chia sẻ cái nhìn tương đối tích cực về những động lực tăng trưởng của Việt Nam trong dài hạn.
Gần đây, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan quản lý đã thực hiện nhiều giải pháp giúp tháo gỡ nút thắt cho nền kinh tế và thị trường, cả về chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, cũng như thúc giục các bộ, ngành giải ngân đầu tư công; ban hành chương trình 120.000 tỷ đồng tín dụng cho nhà ở xã hội, cũng như các biện pháp tháo gỡ cho thị trường bất động sản, hy vọng nền kinh tế có thể có những dự án nhà ở mới có mức giá hợp lý cũng như lãi suất vay ưu đãi dài hạn để giúp tăng lượng cầu tiêu dùng mua nhà của người dân. Khi mặt bằng lãi suất nếu tiếp tục xu hướng giảm thì dòng vốn vào thị trường chứng khoán sẽ quay lại và sẽ tiếp tục là động lực cho thị trường.
Bà Thiều Thị Nhật Lệ cho rằng tất cả những chính sách hay những biện pháp này sẽ cần thời gian để phát huy tác dụng. Cho nên, những chính sách và biện pháp này sẽ cho thấy kết quả rõ rệt hơn trong tăng trưởng GDP của những quý tiếp theo. Nhưng do thị trường chứng khoán thường sẽ đi trước kinh tế vĩ mô, nên đó cũng là lý do tại sao tháng 4-5 nhà đầu tư cá nhân đã quay lại thị trường khá mạnh, góp phần bù đắp phần rút ròng của nhà đầu tư ngoại. Như vậy, nhà đầu tư đã thấy được triển vọng của nền kinh tế.
“Ngân hàng Nhà nước cũng đã chủ động hạ lãi suất, định hướng đó Chính phủ đã phát đi tín hiệu rất rõ ràng là sẽ tiếp tục trong những tháng tiếp theo. Cho nên về nội tại, chúng tôi có cái nhìn khá tích cực về nền kinh tế và thị trường chứng khoán trong những quý tiếp theo. Rủi ro thì vẫn còn, nhưng nếu nhìn vào dài hạn thì rõ ràng chúng ta thấy triển vọng sẽ tích cực hơn so với một hoặc là hai quý vừa qua”, bà Thiều Thị Nhật Lệ phát biểu trong Talk show Phố Tài chính trên VTV8.
Chứng khoán phiên sáng 30/5: Tiền vào đột biến, VN-Index vẫn đi ngang Tiếp đà hưng phấn, thị trường chứng khoán phiên sáng 30/5 có nhịp tăng áp sát ngưỡng 1.080 điểm từ khá sớm, tuy nhiên, ngưỡng ... |
Thị trường chứng khoán ngày 30/5/2023: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ... |
Xu hướng thị trường chứng khoán tháng 6: Sell in June? Trái ngược với xu hướng "Sell in May", VN-Index diễn biến tương đối tích cực khi có một nhịp tăng khoảng 40 điểm xuyên suốt ... |
PV
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|