Khối ngoại "xả" cổ phiếu MSN, VN-Index rung lắc tại vùng 1.280 điểm

(Banker.vn) Trong phiên giao dịch giữa tuần, thị trường chứng khoán tiếp tục rung lắc quanh mốc 1.280 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 27/3/2023, thị trường chứng khoán tiếp tục ghi nhận tín hiệu không thực sự tích cực với 179 mã tăng, 247 mã giảm, qua đó lui về vùng 1.278 điểm. Thanh khoản thị trường tiếp tục đi ngang so với phiên hôm qua, tương ứng 11,3 nghìn tỷ đồng.

Tại nhóm VN30, MWG, MSN, HPG là các cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà tăng. Đáng chú ý, MWG là mã tích cực nhất nhóm với biến động 1,49% trong phiên giao dịch sáng nay. Ngược chiều, GVR giảm trên 1% qua đó là mã tiêu cực nhất nhóm.

Khối ngoại
Diễn biến thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch sáng nay.

Tổng quan, trong phiên giao dịch giữa tuần, thị trường chứng khoán tiếp tiếp tục chịu áp lực chốt lời khi tiến tới vùng đỉnh 1.285 điểm. Tính tới hiện tại, VN-Index đã 3 lần thất bại khi cố gắng vượt qua mốc này.

Tại nhóm đầu tư công, sắc xanh hiện đang chiếm ưu thế trong phiên giao dịch sáng nay. Kết phiên sáng, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,... phân hóa trong sắc xanh với đà tăng khoảng 2%. Các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,... diễn biến cùng chiều với biến động lớn hơn.

Diễn biến cùng chiều nhóm đầu tư công, nhóm cổ phiếu thép có phần chững nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận đà tăng khoảng 2%.Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như POM, TIS,... biến động không đáng kể.

Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền có chút cải thiện dẫn tới đà phân hóa rõ ràng. Trong cuối phiên sắc xanh là màu chủ đạo bao trùm toàn ngành. Các cổ phiếu như BSI, FTS, CTS, VND, SSI,.. đồng loạt duy trì diễn biến tích cực với khối lượng ổn định.

Trong diễn biến khác, dòng tiền có phần suy yếu đáng kể tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tại nhóm VN30,các mã cổ phiếu VPB, VCB, STB, BID,... đồng loạt giảm nhẹ, tuy nhiên biến động không quá lớn.

Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên , PVD, PVS, BSR, PVC bắt đầu hồi phục với thanh khoản tăng dần.

Ngoài ra, lực mua có phần suy yếu tại nhóm BĐS trong phiên sáng nay. Kết phiên giao dịch sáng 27/3, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,... phân hóa trong sắc xanh, đỏ với giao động từ 2% - 5%. Cá biệt, QCG là mã tích cực nhất nhóm khi chạm trần ngay trong phiên giao dịch sáng nay.

Trên sàn HNX, nhịp tăng của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch sáng 27/3, số lượng mã đỏ đã chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index tiến lên vùng 242 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX cũng ghi nhận mức tăng đáng kể, tương đương 45 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 973 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhóm HNX30 diễn biến tương đối cùng chiều với sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Đáng chú ý, DXP là cổ phiếu tích cực nhất nhóm khi giữ sắc xanh với đà tăng trên 2% cùng thanh khoản lớn. Chiều ngược lại, CEO giảm nhẹ với biến động không đáng kể.

Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 26 triệu đơn vị, giá trị khoảng trên 359 tỷ đồng. Cổ phiếu BSR đóng cửa tại mốc 19.200 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 3 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp gần 1,2 triệu đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 11.600 đồng.

Trong phiên giao dịch sáng nay, khối ngoại bất ngờ xả hàng tại cổ phiếu MSN với tổng giá trị lên tới hơn 800 tỷ đồng. Xét trên toàn thị trường, khối ngoại đã bán ròng gần 1.200 tỷ đồng ngay trong phiên giao dịch sáng nay, dự kiến giá trị tiếp tục tăng lên trong phiên chiều.

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, quỹ đầu tư Chính phủ Singapore (GIC) đã bán 545.800 cổ phiếu MSN của CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group) trong ngày 19/3. Như vậy, GIC chỉ còn sở hữu 71,2 triệu cổ phiếu MSN (tương đương 4,98% vốn) và chính thức không còn là cổ đông lớn của Masan Group.

Trước đó, GIC bắt đầu đầu tư vào Masan Group kể từ năm 2016. Tại thời điểm giữa năm 2020, quỹ đầu tư đã từng sở hữu đến 13,03% vốn của Masan (khoảng 152,3 triệu cổ phiếu) sau khi chi ra hàng trăm triệu USD để mua gom. Tuy nhiên, ngay thời điểm cuối năm 2020, đơn vị này đã bắt đầu thoái vốn khỏi công ty của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang. GIC là quỹ đầu tư thuộc Chính phủ Singapore được thành lập từ năm 1981. Tại Việt Nam, GIC đầu tư vào VinHomes, Masan Group, Vietjet, FPT, The PAN Group…

Về Masan Group, trong năm nay tập đoàn dự kiến doanh thu thuần hợp nhất nằm trong khoảng từ 84.000 đến 90.000 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt từ 7% đến 15% so với cùng kỳ. Đặc biệt, doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận nằm trong khoảng 2.290 tỷ đồng và 4.020 tỷ đồng. Trong kịch bản tích cực, lợi nhuận Masan tăng trưởng mạnh gấp đôi so với mức 1.950 tỷ đồng của năm 2023.

Lộ diện doanh nghiệp muốn chia cổ tức "khủng" 250%, vượt qua lợi nhuận năm 2023

Trên thị trường, doanh nghiệp này có gần 26,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành, theo đó, tổng số tiền mà công ty dự tính ...

Chuyên gia dự báo "sốc" về VN-Index và nhóm ngành sẽ dẫn dắt thị trường

Dự báo về lĩnh vực dẫn dắt tăng trưởng của thị trường, chuyên gia chứng khoán đặt kỳ vọng vào ngành ngân hàng, bởi định ...

VNDirect bị tấn công mạng: Đây không phải lần đầu công ty chứng khoán này gặp sự cố

Trong nhóm chứng khoán, VNDirect có thể được coi là một trong những công ty top đầu về vốn điều lệ lẫn thị phần. Đáng ...

Hoàng Thông

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán