Khối ngoại quay ra bán ròng mạnh, tâm điểm HPG cùng VHM phiên cuối tuần 21/10 |
Phiên giao dịch ngày 21/10, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.019,82, giảm mạnh 38,63 điểm (-3,65%). Thanh khoản cũng tăng đột biến một cách bất ngờ khi có hơn 700 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 14 nghìn tỷ đồng. Sắc đỏ gần như bao trùm toàn bộ bảng điện khi có đến 453 mã giảm điểm, trong khi đó số mã tăng điểm chỉ là 31, còn lại là 32 mã đóng cửa ở mốc tham chiếu.
VN30 thậm chí còn có phiên giao dịch tiêu cực hơn khi có mức giảm 42,69 điểm (-4,05%) với 28/30 giảm điểm. Trong đó ngân hàng là nhóm giảm điểm mạnh với rất nhiều mã cổ phiếu đã phải nằm sàn như STB (-7,00%), TCB (-6,91%) hay CTG (-6,88%). Các cổ phiếu khác trong nhóm cũng giảm mạnh từ 4-6%. Ngoài nhóm ngân hàng thì VN30 vẫn còn nhiều mã giảm sàn trong phiên hôm nay như SSI (-6,90%), MWG (-6,85%) hay GVR (-6,79%). Ở chiều hướng ngược lại, toàn nhóm hôm nay chỉ có SAB (+0,89%) là cái tên duy nhất may mắn giữ được sắc xanh cho đến cuối phiên, tuy vậy mức tăng cũng không quá đáng kể.
Nhóm cổ phiếu thép cũng tiếp tục giảm mạnh sau khi một số doanh nghiệp trong ngành công bố lỗ trong quý III, đúng như dự báo “thê thảm” của tỷ phú Trần Đình Long, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (HPG) - doanh nghiệp thép có thị phần lớn nhất Việt Nam.
Riêng Tập đoàn Hòa Phát, hết phiên 21/10 vẫn chưa công bố kết quả kinh doanh quý III/2022, nhưng nhiều công ty chứng khoán dự báo, lợi nhuận của HPG sẽ sụt giảm. Chính ông Trần Đình Long, tại Đại hội cổ đông thường niên 2022, đã cảnh báo về tình hình “thê thảm” của doanh nghiệp khi mà ngành thép “đang không thuận lợi”.
Theo ông Long, ngành thép gặp khó khăn vào cuối năm do nguyên vật liệu tăng mạnh do xung đột Nga-Ukraine. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc thực hiện chính sách "Zero Covid" khiến nhu cầu thép giảm tại thị trường này suy giảm.
Cổ phiếu Hòa Phát giảm mạnh trong phiên 21/10, mất khoảng 1.200 đồng/cp (khoảng -6,6%) xuống gần ngưỡng 16.900 đồng/cp. Nguyên nhân giảm một phần tới từ việc khối ngoại tiếp tục xả bán cổ phiếu này. Cụ thể trong phiên 21/10, khối ngoại bán ròng mạnh nhất cổ phiếu HPG với khối lượng bán ròng đạt 13,51 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 232,63 tỷ đồng
Tính từ đầu năm, cổ phiếu HPG đã giảm hơn 50%, từ mức 35.400 đồng/cp (giá điều chỉnh) xuống còn 16.900 đồng như kết phiên 21/10.
Theo Forbes, tính tới 20/10, tổng tài sản của tỷ phú Trần Đình Long còn 1,4 tỷ USD, giảm 1,8 tỷ USD so với đầu năm. Nếu tính thêm cả phiên giảm ngày 21/10, tài sản của ông Trần Đình Long giảm khoảng 1,9 tỷ USD.
Nhận định về nhóm cổ phiếu thép, giới phân tích cho rằng, cổ phiếu ngành thép, nhất là 3 cổ phiếu đầu ngành: HPG, HSG và NKG đã mất khoảng 55-65% thị giá trong vòng một năm trở lại đây nên đã kích hoạt dòng tiền tham gia “bắt đáy”. Tuy nhiên, khó khăn có lẽ vẫn còn ở phía trước khi nhu cầu sử dụng thép trong nước ở mức thấp, còn triển vọng nhu cầu tiêu thụ thép thế giới chưa chắc chắn do lo ngại tình hình lạm phát, suy thoái kinh tế diễn ra ở nhiều quốc gia.
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán VNDirect đối với cổ phiếu HPG, việc giá thị trường xuống ngang bằng với giá trị sổ sách là điều rất hiếm khi xảy ra, trừ những giai đoạn nền kinh tế đứng trước suy thoái hay khủng hoảng nghiêm trọng như Covid-19, hay giai đoạn 2011-2012.
Theo Công ty Chứng khoán Agriseco, với việc đã giảm trước nhiều loại hàng hóa khác, giá thép có thể sẽ khó giảm mạnh nữa mà thiên về khả năng đi ngang. Thậm chí giá thép có thể tăng trở lại khi Trung Quốc mở cửa, thị trường nhà ở sôi động trở lại dẫn đến nhu cầu vật liệu xây dựng tăng.
Trong báo cáo mới đây về ngành thép, Công ty Chứng khoán VCBS dự báo giá thép sẽ hồi phục trong nửa cuối 2023 sau khi giảm về mặt bằng giá thấp hơn hiện tại, nguyên nhân đến từ việc các chính sách kích thích cần thời gian để thể hiện rõ tác động giúp vực dậy nhu cầu đang rất yếu của thị trường Trung Quốc.
Thực tế, trong 8 tháng năm 2022, sản xuất và tiêu thụ thép giảm lần lượt là 5,8% và 1,6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong tháng 9, sản lượng bán hàng của Hòa Phát đang ở mức thấp nhất trong 18 tháng qua (555.000 tấn).
Mặc dù vậy, các chuyên gia kỳ vọng tiêu thụ thép nội địa 3 tháng cuối năm sẽ phục hồi bởi mùa mưa - mùa thấp điểm xây dựng đã qua, quý IV là giai đoạn nhu cầu thép tăng lên khi các công trình xây dựng đẩy mạnh tiến độ. Bên cạnh đó, đầu tư công kỳ vọng đẩy mạnh vào cuối năm. Và giá thép có thể tăng trở lại khi Trung Quốc mở cửa, thị trường nhà ở sôi động trở lại, dẫn đến nhu cầu vật liệu xây dựng tăng.
Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.
Liên danh nhà thầu của CT3 trúng gói xây lắp hơn 150 tỷ đồng tại Sở GTVT Quảng Bình Liên danh với sự hiện diện của Công ty CP Đầu tư và Xây dựng công trình 3 (UPCoM: CT3) vừa trúng gói xây lắp ... |
Tự doanh cũng "xuống tay" bán ròng phiên VN-Index giảm mạnh, tâm điểm xả tại PNJ Phiên VN-Index giảm mạnh cuối tuần, khối tự doanh công ty chứng khoán cũng theo chiều hướng xả bán cổ phiếu với tâm điểm tại ... |
Thị trường "đỏ lửa", thị giá cổ phiếu BMN “x3” khi ngược dòng tăng trần 8 phiên liên tiếp Trong bối cảnh thị trường chung liên tục lao dốc, vẫn có khá nhiều mã cổ phiếu ghi nhận chuỗi tăng trần ấn tượng. Tuy ... |
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|