Khối ngoại “hờ hững” với thị trường do đâu?

(Banker.vn) Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8,83% trong 9 tháng đầu năm, lạm phát được kiểm soát ở mức 2,73%. Vậy tại sao khối ngoại vẫn rút khỏi chứng khoán Việt Nam?

Riêng trong tháng 9, VN-Index giảm 11,59% so với tháng 8 và giảm 24,44% so với cuối năm 2021. Cùng với đó, thanh khoản trên sàn HoSE cũng giảm khoảng 15% cả về khối lượng và giá trị giao dịch… Sau phiên hứng khởi chốt tháng 9 với điểm số và thanh khoản tăng đáng kể, VN-Index tiếp tục bước sang tháng 10 với những phiên đỏ lửa.

Trong bối cảnh FED phát đi tín hiệu rằng chu kỳ tăng lãi suất có thể chưa sớm kết thúc, cũng như việc chỉ số đồng USD chạm mức cao nhất trong 20 năm qua, dòng tiền có xu hướng rút khỏi các tài sản và thị trường rủi ro, trong đó có thị trường chứng khoán Việt Nam.

Điều này dẫn đến việc khối ngoại đẩy mạnh bán ròng 3.641 tỷ đồng trong tháng 9. Trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị mua ròng của khối ngoại đã giảm đáng kể từ hơn 4.000 tỷ đồng xuống chỉ còn 69 tỷ đồng.

Khối ngoại “hờ hững” với thị trường do đâu?
Khối ngoại “hờ hững” với thị trường do đâu?

Trong tháng 9, NĐT rút ròng hơn 3.500 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tập trung sàn HOSE (3.062 tỷ đồng), HNX (7 tỷ đồng) và UPCoM (444 tỷ đồng). Dòng tiền rút khỏi cổ phiếu 3.075 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục (ETF) ghi nhận tháng thứ ba rút vốn liên tiếp với 433 tỷ đồng.

Quy mô bán ròng trong tháng 9 là 21.558 tỷ đồng, tương đương tháng 8. Lực mua giảm từ 22.630 tỷ đồng xuống còn 18.496 tỷ đồng.

Tổng mức mua ròng khối ngoại ba quý đầu năm 2022 là 196 tỷ đồng. Xu hướng bán tiếp diễn ba phiên đầu tháng 10 với giá trị khoảng 770 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Động thái bán ròng diễn ra khi các quỹ đầu tư nước ngoài và tổ chức trong nước có góc nhìn tích cực về bức tranh kinh tế vĩ mô trong nước trong khi nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đang phải đối mặt với loạt áp lực như lạm phát cao, lãi suất tăng, đồng tiền mất giá, xuất khẩu giảm sút…

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8,83% trong 9 tháng đầu năm, lạm phát được kiểm soát ở mức 2,73%. Vậy tại sao khối ngoại vẫn rút khỏi chứng khoán Việt Nam?

Chia sẻ trong chương trình Bí mật đồng tiền phát sóng ngày 5/10, ông Nguyễn Đức Thông, Giám đốc Giao dịch phái sinh của Chứng khoán SSI đưa ra ba lý do khiến khối ngoại đảo chiều rút vốn trong tháng 9.

Ông Nguyễn Đức Thông, Giám đốc Giao dịch phái sinh của Chứng khoán SSI.
Ông Nguyễn Đức Thông

Thứ nhất, xét theo tính chất thời vụ, tháng 9 thường không tốt cho thị trường chứng khoán. Quan sát thị trường Việt Nam và các nước, tháng 9 thường giảm hoặc tăng với tỷ lệ thấp.

Thứ hai, tháng 9 tại một số quốc gia là thời điểm kết thúc niên độ tài chính (30/9) nên các nhà đầu tư có thể rút tiền về để làm một số hoạt động hoặc bán… giảm thuế đối với thị trường nước ngoài. Loạt hoạt động trên gây ra lực bán vào tháng 9.

Thứ ba vị chuyên gia này đưa ra là thị trường chứng khoán Hàn Quốc giảm sâu hơn so với chứng khoán Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm VN-Index và chỉ số chứng khoán KOSPI giảm 24,44% và 27,61%. Nếu cộng thêm tỷ lệ mất giá của đồng won Hàn Quốc, chênh lệnh hiệu suất giữa VN-Index và KOSPI sẽ lớn hơn.

“Cách đây vài ngày tôi có xem tỷ suất lợi nhuận (performance) của VN-Index so với KOSPI từ đầu năm. Thay vì VN-Index ở Việt Nam đồng và KOSPI ở tiền won, tôi dùng VN-Index ở tiền won. Có nghĩa quan sát một người bỏ vào 100 won đầu năm, so với KOSPI thì VN-Index đang có mức giảm trên 10% trong khi KOSPI giảm hơn 20%. Nguyên nhân Việt Nam đồng tăng giá so với đồng won của Hàn Quốc. Tôi đoán rằng một số nhà đầu tư Hàn Quốc có thể rút vốn để mua vào cổ phiếu ở thị trường trong nước”, ông Nguyễn Đức Thông nói.

Trong ngắn hạn vốn ngoại vào thị trường Việt Nam dè dặt, dòng vốn trong dài hạn được kỳ vọng với các câu chuyện như nâng hạng lên thị trường mới nổi, nới room sở hữu nước ngoài ở một số nhóm (ngân hàng, công nghệ), những thương vụ thoái vốn, cổ phần hóa, IPO mới…

Góc nhìn từ ông Petry Deryng, nhà quản lý danh mục của quỹ Pyn Elite Fund (Phần Lan), các dòng vốn từ nhà đầu tư Thái Lan và các quốc gia châu Á khác dịch chuyển vào Việt Nam cần phải nâng hạng thị trường. Việc này cần một thời gian khá dài để giải quyết được trở ngại cuối cùng.

“Chúng ta hạn chế về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài khi tổ chức IPO. Trong khi IPO của các công ty nhà nước tăng lên rất cao. Khối ngoại không cân nhắc Việt Nam bởi họ nghĩ không thể đầu tư được. Khi nâng hạng lên thị trường mới nổi sẽ có nguồn vốn ngoại lớn, tốt cho các thương vụ IPO mới và thị trường trong dài hạn. Hiện tôi không kỳ vọng sẽ diễn ra nhanh”, ông Petry Deryng nói.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Các nhà đầu tư cá nhân đang quá lo lắng về thị trường hiện tại?

Hiện tại, tâm lý nhà đầu tư vẫn dao động, khó đoán bởi vẫn chưa tìm thấy thông tin hỗ trợ đủ mạnh. Bên cạnh ...

Chứng khoán phiên sáng 6/10: Áp lực bán "manh nha" quay trở lại

Phiên sáng ngày 6/10, nhóm cổ phiếu dầu khí hiện đang tích cực nhất thị trường, tuy nhiên VN-Index vẫn đang giằng co quanh tham ...

Thị trường "phá đáy", VDSC gợi ý một số cổ phiếu có thể "xuống tiền" trong tháng 10

Trong bối cảnh bức tranh kinh tế toàn cầu ảm đạm, tăng trưởng GDP quý 3/2022 của Việt Nam vẫn đạt hơn 13%. Do đó, ...

Đức Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán