Khối ngoại gia tăng giá trị bán ròng phiên 22/2, tâm điểm xả mạnh cổ phiếu bất động sản

(Banker.vn) Phiên giao dịch ngày 22/2, bên cạnh áp lực bán của nhà đầu tư trong nước, khối ngoại cũng gia tăng giá trị bán ròng lên gần 300 tỷ đồng, gấp 6 lần so với phiên trước đó.

Khối ngoại sẽ tìm tới các kênh tài sản khác an toàn hơn?

Phiên giao dịch ngày 22/2, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.054,28 điểm, giảm mạnh 27,95 điểm (-2,58%) so với phiên trước đó. Thanh khoản tiếp tục được tăng lên khi có hơn 800 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức gần 13 nghìn tỷ đồng. Điều này chứng tỏ đang thoát rất mạnh ra khỏi thị trường. Sắc đỏ gần như bao chùm toàn bảng điện trong phiên hôm nay với 364 mã giảm điểm, trong khi đó số mã tăng điểm chỉ là 60, còn lại là 47 mã đóng cửa ở mốc tham chiếu.

Bên cạnh áp lực bán của nhà đầu tư trong nước, khối ngoại cũng gia tăng giá trị bán ròng lên gần 300 tỷ đồng, gấp 6 lần so với phiên trước đó, với tâm điểm là bán cổ phiếu bất động sản. Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 22/2, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 10 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 298,47 tỷ đồng, gấp gần 3,5 lần về lượng và gần 6 lần về giá trị so với phiên giao dịch hôm qua ngày 21/2 (bán ròng 50,72 tỷ đồng).

Khối ngoại gia tăng giá trị bán ròng phiên 22/2, tâm điểm xả mạnh cổ phiếu bất động sản

Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào 37,56 triệu đơn vị, tổng giá trị 943,29 tỷ đồng, giảm 22% về khối lượng và 16,84% về giá trị so với phiên hôm qua (ngày 21/2). Chiều ngược lại, khối bán ra 50,05 triệu đơn vị, giá trị 1.307,44 tỷ đồng, giảm 4,18% về khối lượng và tăng 8,37% về giá trị so với phiên trước. Như vậy, phiên hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 12,49 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 364,15 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần về lượng và hơn 4 lần về giá trị so với phiên trước đó.

Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu thép NKG với khối lượng hơn 1,34 triệu đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 20,82 tỷ đồng. Tiếp theo đó, chứng chỉ quỹ FUEVFVND, cổ phiếu KBC và FRT cùng được mua ròng hơn 19 tỷ đồng; HSG được mua ròng 13,93 tỷ đồng; còn lại các mã đều được mua ròng dưới 10 tỷ đồng.

Trái lại, cổ phiếu bất động sản là tâm điểm bán của khối ngoại. Trong đó, xét về giá trị thì cặp đôi Vingroup đứng đầu với VIC bị bán ròng 58,56 tỷ đồng, tương đương khối lượng bán ròng hơn 1,1 triệu đơn vị và VHM bị bán ròng xấp xỉ 54 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 1,24 triệu đơn vị. Còn xét về khối lượng, cổ phiếu DXG vẫn dẫn đầu khi bị bán ròng 3,45 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 39,05 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào 2,34 triệu đơn vị, giá trị 64,47 tỷ đồng, tăng 21,88% về khối lượng và gần 38% về giá trị so với phiên trước đó (21/2). Chiều ngược lại, khối này bán ra 289.860 đơn vị, giá trị 8,53 tỷ đồng, giảm 37,4% về lượng và 59,78% về giá trị so với phiên trước đó. Như vậy, khối ngoại mua ròng 2,05 triệu đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 55,94 tỷ đồng, tăng 40,7% về lượng và 119,29% về giá trị so với phiên trước đó.

Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu PVS với khối lượng đạt xấp xỉ 1,5 triệu đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 40,33 tỷ đồng. Đứng ở vị trí thứ 2 là cổ phiếu IDC được mua ròng 342.800 đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 14,05 tỷ đồng.

Chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất cổ phiếu PVI với khối lượng 41.300 đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 2,06 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại mua vào xấp xỉ 1,1 triệu đơn vị, giá trị 22,34 tỷ đồng, tăng gấp 3,7 lần về khối lượng và 1,8 lần về giá trị so với phiên trước đó. Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 653.400 đơn vị, giá trị 12,6 tỷ đồng, tăng 22,09% về lượng và 4,48% về giá trị so với phiên trước đó. Do đó, phiên này khối ngoại đã trở lại mua ròng 442.300 đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 9,74 tỷ đồng; trong khi phiên trước đó bán ròng 300.790 đơn vị, giá trị bán ròng đạt 4,08 tỷ đồng.

Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu BSR với khối lượng đạt 535.200 đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 9,1 tỷ đồng. Tiếp theo là CST được mua ròng 1,97 tỷ đồng và MML được mua ròng 1,19 tỷ đồng.

Ngược lại, khối này vẫn bán ròng mạnh nhất cổ phiếu VTP với giá trị đạt 1,58 tỷ đồng, tương đương khối lượng đạt 57.900 đơn vị. Trong khi OIL là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất về khối lượng, đạt 114.900 đơn vị, giá trị bán ròng đạt xấp xỉ 1,1 tỷ đồng.

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC): Doanh nghiệp thép dùng lò hồ quang điện đang vào thế khó?

Trong báo cáo mới đây, VDSC cho rằng các nhà máy thép dùng lò hồ quang điện tại Việt Nam sẽ gặp khó do lạm ...

Chứng khoán phiên chiều 22/2: Bán mạnh cuối phiên, VN-Index "bay" gần 28 điểm

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày 22/2 chứng kiến lực bán dâng cao về cuối ngày với tâm điểm giảm mạnh nhất tại ...

Cổ phiếu ABW của Chứng khoán An Bình sắp giao dịch trên UPCOM

Chứng khoán An Bình được thành lập năm 2006 với vốn điều lệ 50 tỷ đồng và có trụ sở chính ở Hà Nội. Sau ...

Anh Khôi (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán