Phiên 6/9 chứng kiến giao dịch đột biến của khối ngoại tại cổ phiếu VPB (VPBank) khi nhóm nhà đầu tư này mua ròng gần 20,3 triệu đơn vị, giá trị hơn 430 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng mạnh nhất của khối ngoại tại VPB kể từ đầu năm đến nay. Phần lớn số cổ phiếu này được khối ngoại mua gom theo hình thức thỏa thuận, tại vùng giá 20.800 đồng/cp.
Đến phiên giao dịch ngày 8/9, thị trường chứng khoán tiếp tục ghi nhận phiên mua ròng khủng gần 25 triệu cổ phiếu từ khối ngoại với cổ phiếu của VPBank. Theo đó, gần 39,6 triệu cổ phiếu VPB được giao dịch trong phiên 8/9, với tổng giá trị gần 840 tỷ đồng. Trong đó, 22,8 triệu cổ phiếu VPB được giao dịch thỏa thuận với tổng giá trị hơn 474 tỷ đồng, tương đương 20.799 đồng/cp.
Ảnh minh họa |
Trước đó, cổ phiếu VPB đã liên tiếp bị khối ngoại bán ròng trong tháng 8 với tổng khối lượng lũy kế hơn 40,7 triệu đơn vị, giá trị hơn 860 tỷ đồng.
Giao dịch đột biến của khối ngoại diễn ra sau khi VPBank vừa công bố thông tin về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa (room ngoại) lên 30% vốn điều lệ. Theo đó, thời điểm chính thức điều chỉnh sẽ được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật và để đảm bảo thực hiện phương án chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài.
Dữ liệu của HoSE cho biết, hiện tỷ lệ tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại VPBank ở mức 17,642% vốn điều lệ. Kết thúc phiên giao dịch 5/9, khối ngoại đang nắm giữ hơn 1,708 tỷ cổ phiếu VPB, tương đương 15,99% vốn điều lệ ngân hàng.
Trước đó, Hội đồng quản trị VPBank đã thông qua phương án chào bán cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Cụ thể, VPBank sẽ phát hành hơn 1,19 tỷ cổ phiếu chào bán riêng lẻ cho Sumimoto Mitsui Banking Corp (SMBC), với giá dự kiến 30.159 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị hơn 35.900 tỷ đồng.
Số cổ phiếu trên tương đương 17,734% lượng cổ phần đang lưu hành của VPBank và 15% lượng cổ phiếu lưu hành sau khi chào bán thành công.
Thời gian thực hiện trong quý III, quý IV/2023, sau khi Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho SMBC mua cổ phần của VPBank và Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước thông báo về việc nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ.
Toàn bộ số cổ phiếu chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 5 năm kể từ ngày đăng ký bổ sung số cổ phiếu này tại Trung tâm lưu ký chứng khoán.
Với tổng số tiền thu được là hơn 35.904 tỷ đồng, VPBank sẽ ghi nhận tăng vốn điều lệ thêm 11.905 tỷ đồng và thặng dư vốn cổ phần trên 23.999 tỷ đồng
Hồi cuối tháng 3, VPBank đã tổ chức lễ ký kết thoả thuận phát hành riêng lẻ 15% vốn điều lệ cho Ngân hàng SMBC của Nhật Bản (thuộc tập đoàn tài chính SMFG). Thoả thuận này đã chính thức đưa SMBC Group trở thành nhà đầu tư chiến lược của VPBank.
Về tình hình kinh doanh của VPBank, theo báo cáo tài chính riêng lẻ, tổng thu nhập hoạt động 6 tháng đầu năm của ngân hàng mẹ VPBank đạt 17.485 tỷ đồng, giảm 24,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Lý do là 6 tháng đầu năm 2022 lợi nhuận của VPBank tăng đột biến do có khoản thu nhập bất thường từ phí trả trước bảo hiểm của AIA. Lợi nhuận ngân hàng mẹ 6 tháng đầu năm 2023 đạt gần 8.000 tỷ đồng.
Tính tới hết quý II/2023, các công ty con trong hệ sinh thái ghi nhận kết quả tích cực trong quý 2, đóng góp vào lợi nhuận chung của ngân hàng.Tuy vậy, do khó khăn chung của thị trường, sự phục hồi của FE Credit chậm hơn dự kiến khiến lợi nhuận hợp nhất của VPBank không đạt kỳ vọng. Điểm tích cực là FE Credit bước đầu ghi nhận tình hình kinh doanh cải thiện với mức lỗ đã giảm dần so với đầu năm.
Theo báo cáo tài chính quý II/2023 hợp nhất của VPBank, kết thúc quý II/2023, huy động và cho vay của VPBank tăng trưởng tốt. Huy động tiền gửi khách hàng hợp nhất tăng 28% so với cuối năm 2022, đạt gần 388 nghìn tỷ đồng. Đây là mức tăng trưởng nằm trong top đầu thị trường khi so sánh với mức tăng trưởng huy động 3.3% của hệ thống ngân hàng trong 6 tháng đầu năm.
Đáng chú ý, tại ngân hàng mẹ, huy động của khối khách hàng cá nhân có mức tăng ấn tượng 45% nhờ chiến lược thu hút khách hàng phủ rộng, với loạt sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn phong phú. Cùng với đó, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của ngân hàng trong quý 2 ghi nhận mức tăng 23% so với quý trước đó, riêng khối Khách hàng cá nhân đạt mức tăng 39% so với quý 1. Tín hiệu tích cực từ xu thế tăng trưởng CASA của VPBank – đặt trong bối cảnh CASA tăng trưởng chậm trong các quý trước, phần nào phản ánh nỗ lực của ngân hàng trong các chiến dịch marketing định kỳ, phủ mã QR, kết hợp với việc đa dạng hóa tính năng thanh toán, kích hoạt tài khoản trên ngân hàng số VPBank NEO.
Tín dụng hợp nhất của ngân hàng tính đến cuối tháng 6/2023 tăng hơn 10% so với đầu năm 2023. Riêng ngân hàng mẹ đạt mức tăng hơn 13% – cao hơn nhiều mức trung bình ngành (4,7%), nhờ đóng góp từ hai khối chiến lược với tỷ trọng chiếm hơn 60% trong tổng dư nợ của ngân hàng mẹ. Dư nợ tín dụng của phân khúc khách hàng cá nhân nói riêng đạt hơn 220 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 13% từ đầu năm.
Mặc dù tín dụng tăng trưởng tốt, song nợ xấu của VPBank cũng tăng mạnh. Tại thời điểm 30/6/2023, nợ xấu nhóm 4 và nhóm 3 của ngân hàng mẹ VPBank tăng lần lượt gấp 2 và gấp 3 lần, riêng nợ xấu nhóm 5 giảm nhẹ. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng mẹ ở mức 3,87%, tăng so với mức 2,8% cuối năm 2022.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu VPB kết phiên 08/09 ở mức 21.800 đồng/cp, tăng đến 22% so với đầu năm. Thanh khoản bình quân gần 17 triệu cp/ngày.
Những phiên 2-3 tỷ USD, thậm chí 5 tỷ USD sẽ xuất hiện giúp VN-Index vượt đỉnh cũ Chuyên gia VPBankS, dự phóng khả năng Việt Nam sẽ được FTSE nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp sớm nhất vào kỳ ... |
VPBank điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa lên 30% Mới đây, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB) vừa công bố thông tin về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu ... |
Lãi suất ngân hàng VPBank tháng 9/2023: Cao nhất 5,8%/năm Bước sang đầu tháng 9/2023, ngân hàng VPBank đã có động thái điều chỉnh giảm lãi suất tại hầu hết các kỳ hạn dành cho ... |
Hải Chi
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|