Khối ngoại bán ròng hàng nghìn tỷ đồng, chuyên gia nói gì?

(Banker.vn) Chuyên gia MBS dự báo, khả năng khối ngoại sẽ tiếp tục xu hướng chốt lời 1 phần nữa khi mà họ đã mua vào 1 lượng định giá tương đối thấp khi thị trường giao động từ 900 - 1.000 điểm trong cuối năm ngoái đầu năm nay.

VN-Index trong tuần giao dịch vừa qua hầu như biến động rất hẹp khi liên tục chịu áp lực bán ở vùng kháng cự quanh 1.075 điểm và phục hồi ở vùng hỗ trợ 1.060 điểm. Kết thúc tuần, VN-Index giảm 0,31% so với tuần trước về mức 1.063,76 điểm. Điểm tích cực là nhiều mã tập trung ở vốn hóa trung bình và nhỏ vẫn có diễn biến tích cực trong các nhóm ngành như Dầu khí, Khu công nghiệp, chứng khoán, bất động sản với thanh khoản duy trì tốt.

Trong tuần thanh khoản trên HOSE đạt 61.716,70 tỉ đồng; khối lượng giao dịch giảm 5,5% và duy trì trên mức trung bình. Thanh khoản HNX giảm 5,7% với 7.439,16 tỉ đồng được giao dịch. Thanh khoản trên 2 sàn niêm yết vượt mức trung bình trên nền vùng giá 1.050 điểm - 1.060 điểm.

Khối ngoại bán ròng hàng nghìn tỷ đồng, chuyên gia nói gì?

Khối ngoại giảm mạnh giá trị mua và tăng giá trị bán trong tuần tại HOSE, dẫn đến giá trị bán ròng tăng mạnh lên 2.369,13 tỉ đồng và tập trung bán mạnh ở nhóm cổ phiếu thép, ngân hàng và bất động sản. Khối này mua ròng trên HNX với giá trị 36,25 tỷ đồng.

Trong "Tiêu điểm chứng khoán" do Chứng khoán MBS tổ chức, ông Hoàng Công Tuấn, Kinh tế trưởng MBS cho rằng, diễn biến các dòng vốn trên thị trường đang có sự trái chiều. Trong khi dòng tiền nhà đầu tư cá nhân đang trở thành lực đỡ cho thị trường, khối ngoại lại mạnh tay bán ròng hàng nghìn tỷ đồng.

Bàn về nguyên nhân khối ngoại rút ròng, ông Hoàng Công Tuấn đưa ra hai yếu tố chính.

Thứ nhất, khối ngoại nhận thấy khả năng bứt phá mạnh của VN-Index trong năm nay là rất khó. Do đó, sau khi mua vào khá đáng kể ở thời điểm cuối năm ngoái và đầu năm nay, khối ngoại có động thái chốt lời cũng là điều dễ hiểu.

Thứ hai, sau ba đợt hạ lãi suất thì lãi suất, mặt bằng lãi suất điều hành của Việt Nam đã về mức trước Covid-19. Do đó, dư địa để tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong ngắn hạn là khá hẹp và điều này ảnh hưởng đến triển vọng của thị trường chứng khoán ngắn hạn.

Nhìn rộng ra quốc tế, mặc dù lạm phát tại Mỹ đã suy giảm, nhưng thị trường lao động vẫn đang ở mức độ chậm. Do đó, không thể loại trừ khả năng Fed có thể tăng lãi suất thêm một lần nữa vào tháng 7 tới đây, dù xác suất này không cao. Trong trường hợp đó, lãi suất Việt Nam rất là khó có cửa để tiếp tục hạ thêm. Do đó, hành động chốt lời của khối ngoại trong bối cảnh này là không khó hiểu.

Khối ngoại bán ròng hàng nghìn tỷ đồng, chuyên gia nói gì?
ông Hoàng Công Tuấn

Khối ngoại tiếp tục xu hướng chốt lời

Đánh giá về tác động của đà bán ròng khối ngoại, ông Tuấn cho rằng phụ thuộc từng bối cảnh thị trường. Nhìn lại quá khứ, những năm 2009, 2011, 2012 dòng vốn ngoại đóng vai trò dẫn dắt xu hướng thị trường. Cứ mỗi đợt khối ngoại bán ròng là thị trường lao dốc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây dòng vốn ngoại không còn tác động quá nhiều đến chỉ số. Đặc biệt thời điểm năm 2020 - 2021, dù dòng vốn ngoại liên tục rút ròng, nhưng thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục đi lên.

Tuy nhiên, đến năm nay thì dòng vốn ngoại dường như lại tiếp tục ảnh hưởng đến chỉ số. Thời điểm cuối năm ngoái đế đầu năm nay, khối ngoại mua ròng mạnh giúp chỉ số hồi phục kể từ đáy 900 điểm. Tuy nhiên, khối ngoại bán ròng lại tạo nên những áp lực điều chỉnh nhất định cho thị trường chung.

Chuyên gia MBS cho rằng, những năm tiền rẻ và dễ dãi, dòng tiền nhà đầu tư cá nhân cuồn cuộn chảy vào thị trường khiến vai trò của khối ngoại phần nào bị lu mờ. Bởi giao dịch khối ngoại khi đó chỉ chiếm khoảng từ 9 - 12% tổng lượng giao dịch trong phiên.

Tuy nhiên, trong thời điểm dòng tiền có xu hướng khan hiếm như hiện tại, nhà đầu tư có xu hướng co lại phòng thủ nhiều hơn, lực bán của các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục quay trở lại đóng vai trò định hướng thị trường.

“Nhiều người sẽ có thắc mắc là vì sao nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 12-15% trong tổng lượng giao dịch thị trường nhưng lại có tác động lên chỉ số. Lí do là vì khối ngoại chủ yếu đầu tư vào những cổ phiếu bluechips, khi họ bán ròng tại những mã này sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến chỉ số chung. Đặc biệt, với xu hướng bán khá kiên định, giao dịch khối ngoại có thể tạo ra xu hướng trên thị trường.

Ông Hoàng Công Tuấn dự báo, khả năng khối ngoại sẽ tiếp tục xu hướng chốt lời 1 phần nữa khi mà họ đã mua vào 1 lượng định giá tương đối thấp khi thị trường giao động từ 900 - 1.000 điểm trong cuối năm ngoái đầu năm nay.

Đón đầu đà hồi phục của thị trường chứng khoán với 2 kịch bản

Theo các chuyên gia, thời điểm hiện tại là cơ hội để tích lũy cổ phiếu với mức giá hấp dẫn, nhằm đón đầu giai ...

Các giao dịch chứng khoán đáng chú ý ngày 29/5/2023

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam gửi đến quý độc giả tổng hợp các giao dịch chứng khoán đáng chú ý ...

Cơ hội để dòng tiền quay lại thị trường khi mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm

Theo MBS, khả năng để thị trường chứng khoán bứt phá hoặc tăng mạnh sẽ khó xảy ra ở giai đoạn này và ngược lại, ...

Quỳnh Nga

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục