Nông sản việt: Tăng sức mua, mở rộng thị trường nhờ lên sàn thương mại điện tử Đưa nông sản, thực phẩm chế biến vào hệ thống phân phối nước ngoài: Doanh nghiệp cần lưu ý gì? |
Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp chủ trì phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam tổ chức.
Kết nối thị trường, mở rộng đầu ra cho sản phẩm
Với quy mô không gian 1.000 m2 sàn trưng bày, của hơn 40 đơn vị đăng ký tham gia thuộc các tỉnh Lào Cai, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Bắc Ninh, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Phú Yên, Bạc Liêu, Ninh Bình, trong đó, 16 đơn vị thuộc thành viên Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam, Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam có các không gian chính như không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm nước mắm truyền thống, gia vị Việt Nam; không gian giới thiệu về ẩm thực, các món ăn đặc trưng của các địa phương gắn với sản phẩm nước mắm truyền thống.
Các đại biểu cắt băng khai mạc Tuần lễ |
Đây là dịp quảng bá, tuyên truyền các thông điệp về câu chuyện sản phẩm, chuỗi quy trình sản xuất các sản phẩm nước mắm, mắm và ẩm thực từ nước mắm, mắm Việt Nam đến người tiêu dùng giúp nâng cao nhận thức, lưu giữ truyền thống và những nét văn hoá đặc trưng của Việt Nam đến du khách trong và ngoài nước. Từ đó góp phần thúc đẩy thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm nước mắm truyền thống và ẩm thực từ nước mắm.
Đây cũng là cơ hội các sản phẩm nước mắm truyền thống, các món ăn đặc trưng vùng miền được giới thiệu đến người tiêu dùng như một nét văn hóa ẩm thực Việt Nam, đặc biệt là các cơ quan ngoại giao, tham tán nước ngoài ở Việt Nam.
Là doanh nghiệp tham gia Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam, Công ty TNHH thủy sản Song Hà (Hải Phòng) mang đến nhiều sản phẩm đã đạt được các chứng nhận OCOP như nước mắm cá cơm, nước mắm nguyên chất hương vị cổ xưa, nước mắm nguyên cốt,… để giới thiệu với người tiêu dùng Thủ đô và cả nước.
Bà Nguyễn Thị Lan Anh – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH thủy sản Song Hải (Hải Phòng) cho biết, hiện nay, sản phẩm chủ yếu được bán ở các tỉnh phía Bắc, chúng tôi mong muốn được kết nối và đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị và kênh phân phối trong và ngoài nước để sản phẩm công ty được lan tỏa đến sâu rộng hơn người tiêu dùng. “Hiện sản phẩm cùng loại khá nhiều, do đó, việc cạnh tranh khá gay gắt, vì vậy, doanh nghiệp đang chú trọng chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả và có chiết khấu thương mại phù hợp, tốt nhất với các đối tác khách hàng”, bà Nguyễn Thị Lan Anh chia sẻ.
Bà Cao Hồng Vân - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Newstar – thương hiệu nước mắm sá sùng của Vanbest giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng |
Chia sẻ tại Tuần lễ, bà Cao Hồng Vân - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Newstar – thương hiệu nước mắm sá sùng Vanbest cho biết, chúng tôi rất hào hứng với Tuần lễ nước mắm truyền thống. Đây là cơ hội để giao lưu học hỏi với các đơn vị sản xuất nước mắm. Mỗi đơn vị đều có bí quyết để đến được thành công. Đây cũng là cơ hội để chúng tôi giao lưu học hỏi kinh nghiệm cũng như tham khảo các cách làm của các doanh nghiệp khác.
“Hiện nay, về đầu ra có một chút khó khăn vì sản phẩm của chúng tôi là dòng nước mắm chất lượng cao nên giá thành sản phẩm hơi cao. Bên cạnh nguyên liệu về cá thì chúng tôi có thêm sản phẩm sá sùng là loại địa sâm quý của vùng Vân Đồn (Quảng Ninh). Đặc biệt ở thời điểm hiện tại người dân đang rất tiết kiệm chi tiêu nên khá đắn đo về giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, với khách quen thì đều quay lại sử dụng bởi họ đều có chung một cảm nhận đó là sản phẩm tôn thêm vị ngon cho món ăn, không bị làm mất đi hương vị của thực phẩm chính”, bà Vân chia sẻ.
Ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nền văn hóa ẩm thực độc đáo, vô cùng tinh tế không thua kém các nước trên thế giới.
Các đại biểu đi thăm quan các gian hàng |
Đặc điểm của ẩm thực Việt Nam là ưu tiên tính ngon miệng từ thực phẩm tươi ngon và chất lượng; vô cùng đa dạng với những món ăn theo đặc trưng riêng của từng khu vực, dân tộc khác nhau trên lãnh thổ đất nước; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác nhau nhằm giúp tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn.
Vì vậy, việc kết hợp quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản của Việt Nam thông qua văn hoá, thông qua ẩm thực là một hướng đi đem lại hiệu quả và ấn tượng mạnh tới người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Cũng theo ông Nguyễn Minh Tiến, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP) ra đời từ năm 2018 đến nay đã khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng miền.
Nhiều sản phẩm OCOP đã góp phần chuyển tải những câu chuyện sản phẩm mang tính nhân văn của vùng, miền, góp phần thúc đẩy hướng đi về phát triển sinh kế và bảo tồn các nghề truyền thống, các văn hoá đặc trưng.
Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam gắn với hệ thống cơ quan ngoại giao, tham tán nước ngoài ở Việt Nam là một sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các nhiệm vụ của Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới năm 2023.
“Trong số hơn 10.233 sản phẩm OCOP, thì trên 70% nằm trong nhóm nông sản thực phẩm. Do vậy, ngoài việc quảng bá giới thiệu chung cho sản phẩm OCOP, chúng tôi hướng đến sự kiện chuyên đề về từng nhóm sản phẩm. Lần này chúng tôi lựa chọn sản phẩm mắm và nước mắm truyền thống.
Với 28 tỉnh thành có bờ biển, mỗi địa phương đều có các sản phẩm mắm và nước mắm truyền thống. Đây là những sản phẩm kết tinh từ giá trị tài nguyên bản địa truyền thống văn hóa cùng với khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, tạo ra sản phẩm vừa mang tính truyền thống, đáp ứng nhu cầu hiện đại.
Tuy nhiên, người dân vẫn chưa có nhiều thông tin về đặc sản mắm và mắm truyền thống của các vùng miền. Do vậy, chúng tôi hy vọng sự kiện này sẽ giới thiệu chuyên đề về nhóm sản phẩm OCOP trong đó có sản phẩm nước mắm”, ông Nguyễn Minh Tiến chia sẻ.
Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam quy tụ nhiều sản phẩm chất lượng |
Bà Hồ Kim Liên - Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam cho hay, Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam gắn với hệ thống cơ quan ngoại giao, tham tán nước ngoài ở Việt Nam là cơ hội để kết nối thị trường cho các doanh nghiệp tại thị trường trong và ngoài nước.
“Sự kiện có sự tham dự của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài. Tuần lễ rất quan trọng đối với nước mắm Việt Nam trong tình hình khó khăn hiện nay. Nước mắm là câu chuyện sản phẩm trong nước và phải giữ được nét văn hóa của từng vùng miền. Chúng tôi kỳ vọng nước mắm truyền thống của Việt Nam có thể phát triển bền vững và lan tỏa ra thế giới”, bà Hồ Kim Liên cho biết.
Sản phẩm nước mắm truyền thống được giới thiệu đến người tiêu dùng trong và ngoài nước |
Bên cạnh hoạt động triển lãm, trưng bày sản phẩm, trong khuôn khổ Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam còn diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa như: Tọa đàm, giới thiệu văn hóa nước mắm và ẩm thực Việt Nam với một cơ quan ngoại giao, tham tán nước ngoài tại Việt Nam; talkshow hỏi đáp giữa người tiêu dùng với các chuyên gia, các doanh nghiệp, các HTX về chủ đề nước mắm xưa và nay; livestream quảng bá và bán sản phẩm nước mắm, mắm truyền thống trên nền tảng tiktok Shop. Ban tổ chức hy vọng chương trình sẽ mang lại hiệu quả thiết thực đối với doanh nghiệp, HTX và khách thăm quan giao dịch.
Tuần lễ sẽ diễn ra đến hết ngày 29/10 tại Khu Hội chợ Triển lãm giao dịch Kinh tế và thương mại (số 489, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội).
Nguyễn Hạnh - Hoàng Lan
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|