Kết quả kinh doanh tháng 10 sụt giảm, TCM chờ tín hiệu từ thị trường đầu năm 2024

(Banker.vn) CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 10/2023 với hai danh mục doanh thu và lợi nhuận đều giảm sút so với cùng kỳ.

Theo đó, tháng 10/2023, Dệt May Thành Công ghi nhận doanh thu 11,44 triệu USD (275 tỷ đồng), giảm 16% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 439.000 USD (10,5 tỷ đồng), tương ứng giảm 45% so với năm 2022. Doanh nghiệp dệt may cho biết, trong cơ cấu doanh thu, sản phẩm may mặc chiếm 75% tỷ trọng, tương đương 206 tỷ đồng, vải chiếm 16% và sợi chiếm 8%.

Tỷ trọng xuất khẩu của công ty trong tháng 10 là thị trường châu Á chiếm 53% gồm Hàn Quốc (22,47%), Nhật (13,8%), Trung Quốc (6%). Tiếp đến thị trường châu Mỹ chiếm 44,5%, riêng Mỹ chiếm 43,18%. Thị trường châu Âu chiếm 2,5%.

Luỹ kế 10 tháng đầu năm, công ty may mặc đem về doanh thu 116,3 triệu USD (2.793 tỷ đồng), giảm 26% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 7,1 triệu USD (171 tỷ đồng), giảm 27% so với 10 tháng đầu năm 2022.

Trong năm 2023, công ty đặt mục tiêu 3.927 tỷ đồng doanh thuần và 245 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, Thành Công đã đi được lần lượt 71%, 70% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận.

Kết quả kinh doanh tháng 10 sụt giảm, TCM chờ tín hiệu từ thị trường đầu năm 2024
Hoạt động sản xuất sản phẩm may mặc.

Đại diện May mặc Thành Công cho biết hiện vẫn chưa nhận đủ đơn hàng cho cuối năm. Doanh nghiệp mới nhận khoảng 75% kế hoạch doanh thu đơn hàng cho quý 4/2023. Tuy nhiên, tình hình đơn hàng quý 1/2024 đang có dấu hiệu khởi sắc. Thành Công đã và đang nhận nhiều đơn hàng đáp ứng cho kế hoạch doanh thu quý 1/2024.

"Thông thường, quý 4 là mùa chuẩn bị cho Lễ hội và Tết nhưng năm nay, nhu cầu mua sắm và đơn hàng vẫn chậm so với những năm trước do tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn và phục hồi chậm", Ban Quản trị TCM cho hay.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu TCM đang có mức giảm nhẹ xuống vùng 42.200 đồng/cp. So với thời điểm đầu tháng 11, TCM chưa thực sự bứt phá khi chỉ tăng nhẹ trong 2 tuần giao dịch. So với ngày lập đỉnh 19/11, TCM đã "bốc hơi" 22% giá trị. Đây là tín hiệu kém khả quan của cổ phiếu TCM trong bối cảnh doanhg nghiệp này nhiều tháng liên tiếp ghi nhận lợi nhuận sụt giảm.

Xét trên góc độ kỹ thuật, cổ phiếu TCM liên tục đi ngang trong vùng suy yếu trong 20 phiên gần đây. Ngoài ra, với diễn biến chưa thuận lợi cho ngành dệt may, TCM được dự đoán đi xuống vùng giảm giá trong 3 phiên sắp tới. Khối lương giao dịch 10 phiên đạt khoảng 1 triệu đơn vị. Chỉ số lãi trên cổ phiếu (ESP) đạt 2.071 điểm, chỉ số P/E đạt 23,08 điểm.

Kết quả kinh doanh tháng 10 sụt giảm, TCM chờ tín hiệu từ thị trường đầu năm 2024
Cổ phiếu TCM trong phiên sáng 16/11.

Triển vọng ngành dệt may phục hồi

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) dự báo, nhu cầu dệt may thế giới năm 2023 giảm 8 - 10%, ảnh hưởng xấu hoạt động xuất khẩu dệt may của nước ta trong năm nay và cả những tháng đầu năm 2024.

Tuy nhiên, xuất, nhập khẩu dệt may đang có những chuyển biến tích cực. Gần đây, các đối tác từ châu Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á… đến tìm hiểu sản phẩm may mặc có xu hướng tăng nhanh so với các tháng trước đó. Thêm vào đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU cũng khởi sắc hơn. Dự kiến, đơn đặt hàng của ngành dệt may sẽ được cải thiện dần từ quý 4/2023.

Cùng quan điểm, SSI Research vừa có báo cáo cập nhật triển vọng ngành dệt may với điểm nhấn đơn đặt hàng dự kiến tăng từ Quý 4/2023. Theo đó, dự báo đơn đặt hàng đối với ngành dệt may Việt Nam sẽ phục hồi từ quý 4/2023. Đơn đặt hàng với khối lượng nhỏ hơn và thời gian giao hàng nhanh hơn (thời gian giao hàng trước đây lên tới 2 tháng và bây giờ có thể rút ngắn xuống còn 3 - 4 tuần) sẽ kéo dài đến năm 2024.

Cùng chiều, báo cáo vĩ mô của CTCK Bảo Việt (BVSC) cho thấy, chỉ số sản xuất công nghiệp của các ngành dệt, sản xuất sợi, sản xuất kim loại, sản xuất sắt thép gang, sản xuất giường, tủ, bàn, ghế đã có diễn biến tăng mạnh trở lại so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp của các ngành sản xuất gỗ, sản xuất trang phục đã quay trở lại tăng trưởng trong quý cuối năm 2023.

Dòng tiền cá mập đổ bộ toàn phiên, thanh khoản thị trường tăng mạnh trở lại

Diễn biến ngày 15/11, lực mua đổ bộ toàn phiên, giúp VN-Index có thêm gần 13 điểm. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu thuộc ngành ...

Tỷ giá giảm sâu, khối ngoại "quay xe" gom ròng sau 6 phiên

Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Tư (15/11), khối ngoại trở lại gom ròng trên toàn thị trường với tổng giá trị đạt 176,21 ...

DowJones tiếp đà tăng, Hạ viện Mỹ thông qua dự luật giúp chính phủ tránh việc đóng cửa

Trong phiên giao dịch hôm qua, chỉ số DowJones tiếp tục nối tiếp đà tăng và hướng tới vùng đỉnh cũ. Đáng chú ý, hạ ...

Mộng Diệp

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán