Kết thúc phiên 14/8, VN-Index giảm 0,06 điểm về 1.230,36 điểm, HNX-Index giảm 0,5 điểm về 229,68 điểm, UPCoM-Index giảm 0,14 điểm (0,15%) về 92,65 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 396 mã giảm và 332 mã tăng. Sắc xanh có phần lấn lướt trong rổ VN30-Index với 17 mã tăng và 13 mã giảm.
Thanh khoản thị trường giảm so với phiên giao dịch trước đó với khối lượng giao dịch khớp lệnh trên HOSE đạt hơn 507 triệu cổ phiếu, tương đứng giá trị đạt hơn 13.004 tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 42,5 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 902,6 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại là điểm cộng khi họ mua ròng với giá trị gần 653 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Diễn biến khối ngoại sàn HOSE |
Trên sàn HOSE, khối ngoại tiếp đà mua ròng với giá trị 663,7 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng mua ròng đạt 7,8 triệu cổ phiếu.
Tại chiều mua, khối ngoại mua vào tổng cộng 55,7 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị giao dịch đạt 2.198 tỷ đồng.
Khối ngoại mua ròng đột biến cổ phiếu KDC với giá trị 461 tỷ đồng, tương ứng với 8,4 triệu đơn vị. Kết phiên, giá KDC tăng 0,18% lên 55.200 đồng/cp, với giá này đã giảm 14% so với đỉnh gần nhất 66.000 đồng/cp (phiên 5/6).
Đáng chú ý, khối ngoại “đổ tiền” vào Kido trong bối cảnh bức tranh tài chính doanh nghiệp ảm đạm. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024, Kido ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.716 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 10,9 tỷ đồng trong quý 2/2024, "bốc hơi" tới gần 99% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu và lợi nhuận KDC |
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Kido mang về 3.532 tỷ đồng doanh thu nhưng chỉ đạt vỏn vẹn 32 tỷ đồng lợi nhuận, giảm lần lượt 19% và 94,2% so với cùng kỳ. Năm 2024, Kido lên kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu đạt 13.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 800 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc nửa đầu năm, Kido mới chỉ thực hiện được 27% mục tiêu doanh thu và 6% chỉ tiêu lợi nhuận.
Tại thời điểm ngày 30/6/2024, tổng tài sản của Kido ở mức 11.377 tỷ đồng, giảm 8% so với đầu năm. Trong đó, giảm chủ yếu đến từ các khoản tiền và tương đương tiền co lại từ 2.185 tỷ đồng tại đầu năm xuống còn 1.637 tỷ đồng, tức giảm 25%.Đồng thời, khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn - ngắn hạn của Kido cũng ghi nhận lao dốc tới 71% xuống còn đạt 173 tỷ đồng.
Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của Kido đạt 4.288 tỷ đồng, giảm 18% so với số đầu kỳ. Trong đó ghi nhận giảm chủ yếu đến từ các khoản vay. Cụ thể, Kido ghi nhận vay ngắn hạn 2.566 tỷ đồng, vay dài hạn 252 tỷ đồng; giảm lần lượt 9% và 49% so với đầu năm.
Trở lại với diễn biến khối ngoại, đứng thứ 2 trong Top mua ròng tại HOSE là MSN với giá trị 218,6 tỷ đồng, tương ứng với hơn 2,8 triệu đơn vị. Cổ phiếu HDB cũng được khối ngoại chi 198 tỷ đồng gom mua. Cùng chiều, TCH, FPT, HVN VRE, STB được mua ròng với giá trị hơn 30 tỷ đồng mỗi mã.
Tại chiều bán, khối nhà đầu tư nước ngoài bán ra 47,8 triệu cổ phiếu với tổng giá trị đạt 1535 tỷ đồng. Cổ phiếu HPG của Hòa Phát vẫn bị khối ngoại xả mạnh nhất với giá trị 94 tỷ đồng, tương ứng 3,6 triệu đơn vị. VHM, FRT, TCB cũng bị rút ròng hơn 40 tỷ đồng mỗi mã
Trên sàn HNX, khối ngoại hôm nay bán ròng với giá trị 7,7 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng đạt 554.070 đơn vị.
Tại chiều mua nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào tổng cộng 1,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị đạt 46 tỷ đồng. Cổ phiếu PVS được mua ròng mạnh nhất tại HNX với giá trị 13 tỷ đồng, tương ứng với 347.800 đơn vị. Theo sau là NTP với giá trị mua ròng đạt 7 tỷ đồng. Các mã BCC, VGS, HUT được mua vài trăm triệu đồng mỗi mã.
Tại chiều bán, khối ngoại bán ra tổng cộng 1,9 triệu cổ phiếu tương ứng với giá trị 53,8 tỷ đồng. Cổ phiếu TNG là mã chịu áp lực bán ròng của khối ngoại với giá trị 7,8 tỷ đồng, theo sau MBS bị bán 6,7 tỷ đồng, tại IDC là 4,1 tỷ đồng.
Tại thị trường UPCoM, hôm nay khối ngoại bán ròng với giá trị 2,6 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng 526.960 đơn vị.
Tại chiều bán, khối này bán ra tổng cộng 862.850 cổ phiếu với giá trị 36 tỷ đồng. Cổ phiếu QNS đứng đầu về giá trị bán ròng với giá trị 14 tỷ đồng. Cùng chiều, MCH bị bán 11 tỷ đồng. Các mã QTP, AAS, GCH bị bán với giá trị thấp hơn.
Tại chiều mua, nhà đầu tư nước ngoài mua vào tổng cộng 33,6 tỷ đồng, tương ứng với 1,3 triệu đơn vị. Cổ phiếu BSR và OIL được khối ngoại mua ròng với giá trị hơn 8 tỷ đồng. Theo sau, ACV cũng được mua ròng hơn 5 tỷ đồng, VEA được gom mua 2 tỷ đồng.
KIDO báo lãi ròng tăng 33% sau kiểm toán Tập đoàn KIDO cho biết, phần lãi này có được nhờ việc điều chỉnh lại chi phí trích lập trước và trích lập dự phòng. ... |
Thị trường xanh vỏ đỏ lòng, MSN là điểm đến dòng tiền Nhóm vốn hóa lớn vẫn đóng vai trò tích cực giúp VN-Index duy trì đà tăng. Cổ phiếu MSN là điểm đến của dòng tiền ... |
Chứng sĩ đứng ngoài quan sát, thị trường chứng khoán đi ngang Trong khi khoản tiếp tục là bài toán "nan giải" với thị trường chứng khoán hôm nay, chỉ số chính VN-Index kết phiên gần như ... |
Anh Vũ
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|