KBSV: Nợ xấu quý III tăng chủ yếu đến từ nợ tái cơ cấu

(Banker.vn) Theo KBSV, nợ xấu quý III của ACB tăng chủ yếu đến từ nợ tái cơ cấu tuy nhiên ngân hàng đã trích lập đầy đủ và dự kiến có thể thu hồi trong tháng 11, 12.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất hiện nay?

Cổ phiến ngân hàng ảm đạm phiên đầu tuần, EIB quay lại giảm sàn

Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) vừa công bố, Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) ghi nhận thu nhập lãi thuần quý III đạt 6.032 tỷ đồng (tăng 7,6% so với quý trước và tăng 33,4% so với cùng kỳ), thu nhập ngoài lãi đạt 1.059 tỷ đồng (giảm 19,6% so với quý trước và giảm 9,4% so với cùng kỳ).

Tỷ lệ CIR trong quý III là 35,6% thấp hơn cùng kỳ 4 điểm % nhờ tăng trưởng TOI tốt. ACB tiếp tục ghi nhận chi phí dự phòng thấp trong quý III, chỉ khoảng 90 tỷ đồng (giảm 133.7% so với quý trước và giảm 89% so với cùng kỳ). Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế quý III/2022 tăng mạnh 71,1% so với cùng kỳ, đạt 4.475 tỷ đồng.

Nợ xấu ACB tăng mạnh nhưng không quá lo ngoại
Nợ xấu ACB tăng mạnh nhưng không quá lo ngoại. Ảnh minh họa

Theo KBSV, danh mục tài sản sinh lãi của ACB đang hấp thụ những biến động của lãi suất tương đối tốt. Lợi suất tài sản bình quân tăng 0,46 điểm % so với quý trước. Chiến lược cơ cấu lại nguồn vốn hiệu quả giúp chi phí huy động bình quân chỉ tăng khoảng 0,33 điểm % so với quý trước. Nhờ đó, NIM quý III cải thiện 0,2 điểm % so với quý trước, đạt 4,49%.

Theo KBSV, tín dụng vẫn đang đi đúng kế hoạch của ngân hàng khi tăng 11,1% sau 9 tháng. Tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân tăng lên 65% (năm 2021 đạt 63%), dư nợ tăng 18,4% so với thời điểm đầu năm.

Dư nợ nhóm SME và WB lần lượt tăng 7,4% và 14,8% so với đầu năm. Tổng nguồn vốn huy động tăng 4,1% với động lực chính đến từ giấy tờ có giá (tăng 31,1%) và tiền gửi khách hàng (tăng 3,2%).

LDR vẫn trên 83% sát quy định 85% tuy nhiên ban lãnh đạo tự tin ngân hàng vẫn có thể kiểm soát được vấn đề thanh khoản.

KBSV cho biết đây là quý đầu tiên kể từ năm 2017 mà NPL của ACB chạm ngưỡng 1% (tăng 0,25 điểm % so với quý trước). Được biết nợ xấu quý III tăng chủ yếu đến từ nợ tái cơ cấu tuy nhiên ngân hàng đã trích lập đầy đủ và dự kiến có thể thu hồi trong tháng 11, 12 nên không quá lo ngại. Dự phòng bao nợ xấu giảm còn 137,8%.

KBSV: Nợ xấu quý III tăng chủ yếu đến từ nợ tái cơ cấu

KBSV dự phóng tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 của ACB là 14,8% cao hơn room hiện giờ là 13% với kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ có một đợt nới room mới và ACB đầy đủ các điều kiện để có room cao hơn.

Cho năm 2023 KBSV không quá kỳ vọng mức room cao hơn vì NHNN vẫn phải thận trọng trước việc FED vẫn sẽ nâng lãi suất, dự phóng tín dụng của ACB tăng khoảng 13-14% 2023 – tương đương các năm 2022.

Lợi suất bình quân cho vay đang có sự hồi phục tốt hơn so với dự phòng cũ, KBSV kỳ vọng xu hướng này có thể tiếp tục trong quý IV, kết hợp với tăng trưởng tín dụng cao hơn sẽ góp phần đẩy mạnh thu từ lãi.

Dự phóng NIM cả năm 2022 tăng 0,32 điểm % so với cùng kỳ, đạt 4,33%. Áp lực lãi suất có thể sẽ tiếp tục ít nhất trong nửa đầu năm 2023, nhưng nhờ danh mục cho vay có khả năng hấp thụ tốt nên KBSV kỳ vọng biên lãi thuần 2023 sẽ giảm nhẹ còn 4,29%.

Do nợ xấu quý III tăng mạnh lên mức 1%, KBSV dự phóng NPL cho cả năm 2022 của ACB giảm xuống 0,8% với kỳ vọng hoạt động thu hồi nợ vẫn khả quan.

KBSV dự phóng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ của ACB năm 2022 đạt 14.222 tỷ đồng, tăng 48,1%, năm 2023 dự phóng đạt khoảng 16.287 tỷ đồng (tăng 14,5%).

Thu Thủy (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán