Bên cạnh yếu tố thuận lợi của ngành dược, sự "thay da đổi thịt" của Imexpharm cũng có được nhờ sự xuất hiện của "ông chủ" ngoại quốc |
Theo báo cáo tài chính quý II công bố mới đây, Công ty CP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) hoạt động kinh doanh khởi sắc với việc ghi nhận doanh thu đạt 440 tỷ đồng, tăng 25% so với quý II/2022.
Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán chậm hơn, giúp biên lãi gộp có thêm 4 điểm %, đạt 44% trong quý này, tương đương 193 tỷ đồng lợi nhuận gộp, cao hơn 37% cùng kỳ năm ngoái.
Trước những chi phí không biến động mạnh, đại gia ngành dược phẩm Imexpharm báo lãi trước thuế 100 tỷ đồng, tăng 70% so với quý II/2022. Trong lịch sử hoạt động, đây là mức lợi nhuận theo quý cao nhất của doanh nghiệp.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Imexpharm ghi nhận doanh thu đạt 920 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 200 tỷ đồng, lần lượt tăng 37% và 60% so với cùng giai đoạn năm 2022. Với kết quả này, doanh nghiệp đã thực hiện được 57% kế hoạch doanh thu và 65% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.
Bên cạnh yếu tố thuận lợi của ngành dược, sự "thay da đổi thịt" của Imexpharm cũng có được nhờ sự xuất hiện của "ông chủ" ngoại quốc. Tháng 7/2022, Quỹ ngoại SK Investment Vina III Pte.Ltd (Hàn Quốc) chính thức trở thành tổ chức chi phối Imexpharm sau khi mua thêm 4,9 triệu cổ phiếu IMP, qua đó tăng tỷ lệ sở hữu lên quá bán.
Imexpharm cũng có một cổ đông lớn dày dặn kinh nghiệm trong ngành dược Việt Nam, đó là Tổng công ty Dược Việt Nam (UPCoM: DVN), với tỷ lệ nắm giữ 22,03% vốn điều lệ.
Trước những diễn biến đáng chú ý trong 2 quý mở màn năm 2023, cần nhìn lại rằng, 2022 cũng là năm tăng trưởng vượt trội của Imexpharm, các chỉ tiêu kinh doanh đều thiết lập những kỷ lục mới.
Thời điểm cuối quý II/2023, tổng tài sản của Imexpharm đạt 2.522 tỷ đồng, có thêm 235 tỷ đồng giá trị so với đầu năm. Doanh nghiệp tích trữ khoảng 370 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, ngoài ra là 657 tỷ đồng hàng tồn kho, đều tăng mạnh sau 2 quý hoạt động.
Trong báo cáo phát hành vào cuối tháng 6/2023, nhóm chuyên gia của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định doanh thu kênh OTC của Imexpharm đã và đang tăng đột biến trong bối cảnh dịch biến có xu hướng quay trở lại trong tháng 1/2023. Sau khi sự kiện này qua đi, doanh thu kênh OTC duy trì ổn định ở những tháng tiếp và đến tận cuối tháng 6 vừa qua.
Trong khi đó, kênh ETC là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng cho Imexpharm khi các kênh bệnh viện được khơi thông và các bệnh viện đã tổ chức đấu thầu nhiều hơn.
Cùng với đó, biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận trước thuế của Imexpharm được mở rộng nhờ tăng tỷ trọng đóng góp doanh thu kênh ETC có biên gộp cao hơn kênh OTC tối ưu quy trình vận hành sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt được chi phí - VDSC bình luận.
Hiện, cổ phiếu IMP cũng đang dành được sự yêu thích từ các nhà đầu tư. So với vùng giá đáy hồi giữa tháng 4, thị giá IMP đã lấy lại khoảng 30% giá trị lên mức 66.800 đồng/cp, cao nhất trong 1 năm trở lại đây.
Imexpharm bị Bộ Y tế thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh dược Ngay sau khi Bộ Y tế ban hành quyết định ngày 10/4 về việc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược ... |
Bị thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh dược, Imexpharm giải trình thế nào? Ngày 10/4, Bộ Y tế đã thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 448/ĐKKDD-BYT ngày 22/6/2020 của Công ty CP ... |
Dược phẩm Imexpharm có hai lãnh đạo mới đến từ Hàn Quốc CTCP Dược phẩm Imexpharm (HoSE: IMP) vừa công bố bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị mới cùng loạt nhân sự khác, trong đó ... |
Thanh Phong
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|