Huy động vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 103 nghìn tỷ đồng

(Banker.vn) Tiếp nối đà phục hồi kinh tế từ quý 4 năm 2021 do kiểm soát tốt dịch Covid-19, tính đến hết quý 3/2022, tình hình sản xuất kinh doanh và đầu tư của tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Khai mạc Hội thảo "Thúc đẩy chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa"

Chưa nhận đất đã ký hợp đồng cho thuê, HUD4 bị buộc bồi thường gần 11 tỷ đồng

Cổ phiếu AMD của FLC Stone bị đưa vào danh sách hạn chế giao dịch

Huy động vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 103 nghìn tỷ đồng
TP Thanh Hóa

Theo số liệu báo cáo tình hình phát triển kinh tế-xã hội 9 tháng đầu năm 2022 tỉnh Thanh Hóa đã huy động vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn ước đạt 103.340 tỷ đồng, bằng 71,3% kế hoạch (KH), tăng 2,6% so với cùng kỳ.

Trong đó thu hút được 51 dự án đầu tư trực tiếp (4 dự án FDI), với tổng số vốn đầu tư đăng ký 4.386 tỷ đồng và 41 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn cho 7 dự án, với số vốn tăng 32,7 triệu USD.

Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 do tỉnh quản lý đã được giao kế hoạch chi tiết sớm ngay từ đầu năm, các cấp, các ngành đã tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn.

Đến ngày 30/9/2022, giá trị khối lượng thực hiện các dự án đầu tư công năm 2022 ước đạt 5.441 tỷ đồng, bằng 48% KH; giải ngân đạt 6.366 tỷ đồng, bằng 56,2% KH14, cao hơn so với bình quân cả nước (46,7%).

Việc triển khai các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 được bảo đảm; đã hoàn thành việc phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giao kế hoạch vốn giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 cho các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia để các đơn vị tổ chức thực hiện.

Trong 9 tháng đầu năm, đã có 2.562 doanh nghiệp thành lập mới, đạt 85,4% KH, tăng 27,8% so với cùng kỳ, đứng thứ 6 cả nước; số vốn đăng ký ước đạt 26.407 tỷ đồng, tăng 19,3%.

Một số ngành nghề đăng ký thành lập mới chiếm tỷ trọng lớn như: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (chiếm 31,1%); công nghiệp chế biến, chế tạo (16,9%); xây dựng (16,6%)... Trong kỳ có 1.036 doanh nghiệp đăng ký quay trở lại hoạt động, tăng 29,7% so với cùng kỳ; có 224 doanh nghiệp thông báo giải thể, giảm 5,5%, là tín hiệu tích cực cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có dấu hiệu ổn định và phát triển trở lại.

Nhật Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán