Syngenta Việt Nam mang chiến dịch“Môi trường sạch- Cuộc sống xanh” đến với Trà Vinh Đà Nẵng theo đuổi mục tiêu thành phố môi trường sạch |
Tham dự sự kiện có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, lãnh đạo và đại diện các sở, ban, ngành tỉnh Quảng Ninh, đại diện một số Bộ, ngành trung ương; Đại sứ EU tại Việt Nam Julien Guerrier, các vị Đại sứ, Đại biện cùng phu nhân, phu quân và cán bộ, nhân viên Phái đoàn EU, Đại sứ quán các nước thành viên EU tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại sự kiện. (Ảnh: Tuấn Việt) |
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, sự kiện Ngày Việt Nam – EU diễn ra tại Hạ Long là sáng kiến do Bộ Ngoại giao khởi xướng nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và người dân về ứng xử có trách nhiệm đối với môi trường, hệ sinh thái tự nhiên nói chung cũng như môi trường biển nói riêng, góp phần ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường biển.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy khẳng định, đây là hoạt động có ý nghĩa đối với tỉnh Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung nhằm bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Đồng thời, sự kiện nhằm tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau để thúc đẩy quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu nói chung; cũng như hợp tác giữa tỉnh Quảng Ninh và Phái đoàn EU, Đại sứ quán các nước thành viên EU tại Hà Nội nói riêng về các hoạt động hợp tác đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Thông tin về hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu của Quảng Ninh, Chủ tịch UBND Quảng Ninh Cao Tường Huy cho biết, tỉnh đã tiếp nhận hỗ trợ của Chính phủ các nước trong Liên minh EU như: Cộng hòa Liên bang Đức hỗ trợ kỹ thuật, chuyên gia, nguồn lực thực hiện dự án “Phòng ngừa, tái chế rác thải ngư cụ tại vùng biển Việt Nam - REVFIN”; của Chính phủ nước Cộng hòa Pháp hỗ trợ thực hiện dự án “Hỗ trợ quản lý tổng hợp vùng cửa sông Hải Phòng, và các vịnh Hạ Long và Bái Tử Long”; của Chính phủ Vương quốc Bỉ trong lập “Báo cáo nghiên cứu dự án phục hồi môi trường nước Vịnh Hạ Long”…
Các đại biểu thu gom rác và làm sạch khu vực bãi biển và đường bao biển khu vực vịnh Hạ Long. (Ảnh: Tuấn Việt) |
Đề cập tới các phương hướng bảo vệ môi trường quốc gia, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. Với phương châm không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành và nỗ lực triển khai nhiều chủ trương, chính sách quan trọng như Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam cam kết mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và đang phối hợp chặt chẽ với các đối tác quốc tế, trong đó có EU và nhiều nước thành viên thực hiện mục tiêu này.
Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường biển trên thực tế đang đứng trước nhiều thách thức như nguy cơ ô nhiễm, xả rác và nước thải chưa được xử lý, nhận thức của người dân về gìn giữ, bảo vệ môi trường biển chưa cao.
Để giải quyết những thách thức này, cùng với nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương, thời gian qua, Bộ Ngoại giao đã chủ động tích cực thúc đẩy hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Các đại biểu sử dụng vợt để vớt các rác thải trên Vịnh Hạ Long. (Ảnh: Tuấn Việt) |
Trong khuôn khổ sự kiện, các đại biểu đã tham gia các hoạt động thu nhặt rác tại bãi biển Bãi Cháy, vớt gom rác trên Vịnh Hạ Long (bằng các tàu vớt rác chuyên dụng; tại khu vực Cảng tàu du lịch quốc tế Hạ Long).
Tại sự kiện Đại sứ EU tại Việt Nam Julien Guerrier cho biết, ông cảm thấy rất ấn tượng khi di chuyển một tiếng đồng hồ quanh khu vực Vịnh Hạ Long thì gần như không nhặt được rác. Điều đó chứng tỏ Vịnh Hạ Long đã giữ gìn rất sạch sẽ môi trường biển. Đại sứ chia sẻ rằng, trong tương lai phía EU sẽ tìm kiếm thêm các cơ hội hợp tác với Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng.
Quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam - EU thời gian qua phát triển tích cực. Trao đổi đoàn, tiếp xúc các cấp, nhất là cấp cao được tăng cường. Hai bên triển khai hiệu quả các thỏa thuận và cơ chế hợp tác/đối thoại, phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương.
Khẳng định EU và các nước thành viên có nhiều đóng góp quan trọng trong bảo vê môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cho biết, với sự ủng hộ và thúc đẩy tích cực của EU, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với Nhóm đối tác quốc tế (IPG), qua đó huy động nguồn lực tài chính và công nghệ hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng, xây dựng nền kinh tế xanh, tuần hoàn và thân thiện với môi trường.
EU hiện là đối tác kinh tế - hợp tác phát triển quan trọng của Việt Nam, là đối tác viện trợ không hoàn lại hàng đầu, thị trường xuất khẩu lớn thứ ba, thị trường nhập khẩu lớn thứ năm và nhà đầu tư lớn thứ sáu của Việt Nam.
Về ứng phó với biến đổi khí hậu, thời gian qua, EU và các nước thành viên đã tích cực hỗ trợ Việt Nam thông qua các dự án hợp tác phát triển về thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, xử lý rác thải…
Với sự ủng hộ và thúc đẩy tích cực của EU, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với Nhóm đối tác quốc tế (IPG), qua đó huy động nguồn lực tài chính và công nghệ hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, xây dựng nền kinh tế xanh, tuần hoàn, thân thiện với môi trường.