Hưng Thịnh Incons (HTN): Lợi nhuận cả năm đạt 129 tỷ đồng

(Banker.vn) Năm 2022 là một năm khó khăn của ngành xây dựng khi chi phí nguyên nhiên vật liệu tăng phi mã, số lượng đơn hàng giảm sút, lãi suất tăng cao, nợ đọng… Điều đó ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của họ, điển hình như trường hợp của Công ty CP Hưng Thịnh Inco

'Nhọc nhằn' của Coteccons: Thoát lỗ nhờ lợi nhuận khác, nợ vay tăng 'dựng đứng' hàng trăm lần

Xét riêng quý IV, doanh thu của Hưng Thịnh Incons giảm khá mạnh so với cùng kỳ, xuống còn 37 tỷ đồng; biên lợi nhuận gộp cũng mất 4 điểm phần trăm, về mức 3%.

Trong quý, doanh thu tài chính gần như đi ngang, đạt 20 tỷ đồng; trong khi chi phí tài chinh tăng 38%, đạt 65 tỷ đồng. Còn chi phí quản lý giảm 20%, còn 31 tỷ đồng.

Kết thúc quý IV/2022, Hưng Thịnh Incons chịu lỗ trước thuế 39 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 123 tỷ đồng; lỗ sau thuế 44 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 98 tỷ đồng.

HTN
Năm 2022, Hưng Thịnh Incons đặt mục tiêu doanh thu 7.458 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 265 tỷ đồng.

Luỹ kế năm 2022, doanh thu thuần của Hưng Thịnh Incons giảm 11% so với năm trước, còn 5.464 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế giảm 57%, đạt 129 tỷ đồng.

Năm 2022, Hưng Thịnh Incons đặt mục tiêu doanh thu 7.458 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 265 tỷ đồng. Như vậy, công ty mới chỉ hoàn thành 73% mục tiêu doanh thu và 33% mục tiêu lợi nhuận.

Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của HTN đạt 9.053 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm. Trong cơ cấu tài sản, đáng chú ý là sự sụt giảm mạnh của lượng tiền và tương đương tiền - giảm 80%, còn 83 tỷ đồng.

Ngược lại, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 17% lên 6.449 tỷ đồng; hàng tồn kho cũng tăng 54% lên 1.673 tỷ đồng. Tổng giá trị hàng tồn kho và phải thu đạt 8.122 tỷ đồng, chiếm tới 90% tổng tài sản.

Nợ phải trả tại ngày kết thúc quý IV/2022 đạt 7.563 tỷ đồng, tăng 22% so với đầu năm. Trong đó, nợ vay đạt 2.537 tỷ đồng, tăng 29%.

Với vốn chủ sở hữu đạt 1.490 tỷ đồng, giảm 2% so với đầu năm, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của HTN đạt trên 5 lần, khá cao nếu đặt cạnh các đối thủ cạnh tranh khác.

Về triển vọng ngành, trong báo cáo mới đây CTCK Vietcombank - VCBS cho rằng nhóm xây dựng dân dụng (CTD, HBC, PHC, Ricons...) - chủ yếu thi công các công trình chung cư, khu đô thị, tòa văn phòng, trung tâm thương mại, sẽ tiếp tục trải qua một năm tương đối khó khăn.

Theo đó, năm 2023, hoạt động triển khai các dự án nhà ở và khối lượng thi công của các doanh nghiệp xây dựng dân dụng dự báo vẫn ở mức thấp khi số dự án được cấp phép ở mức thấp, thị trường bất động sản đi vào giai đoạn trầm lắng cộng thêm nguồn vốn phát triển dự án của các chủ đầu tư bị thu hẹp do môi trường tín dụng thắt chặt và việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp khó khăn hơn.

Yến Thanh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán