Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) vừa cập nhật danh sách bổ sung chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (cắt margin). Trong danh sách cập nhật, gần 288 triệu cổ phiếu NT2 của Công ty CP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 được đưa vào danh sách do lợi nhuận sau thuế soát xét bán niên 2024 là số âm.
Trước đó, trong quý 2, Điện Nhơn Trạch 2 dù báo lãi sau thuế 122 tỷ đồng song vẫn không thể giúp lợi nhuận bán niên chuyển dương. Công ty vẫn lỗ 36 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi 378 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của NT2 chỉ còn 2.448 tỷ đồng, giảm 1.918 tỷ đồng, tương đương 43,9% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế âm 36 tỷ đồng, so với cùng kỳ lãi 378 tỷ đồng.
Nguyên nhân chính của tình trạng này chính là sản lượng điện nửa đầu năm 2024 chỉ đạt 1.177,9 triệu kWh, trong khi sản lượng điện cùng kỳ năm 2023 đạt 2.128,8 triệu kWh, từ đó khiến doanh thu giảm sâu. Trước đó, hồi quý 3/2023, NT2 đã nếm mùi thua lỗ khi lỗ 124 tỷ đồng.
Điểm tích cực là lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty đã chuyển dương 34,6 tỷ đồng (bán niên 2023 âm 108,5 tỷ đồng). Được biết, năm 2024, Điện Nhơn Trạch 2 đặt mục tiêu 6.340 tỷ đồng doanh thu và 68 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, thấp hơn các mức 6.386 tỷ đồng và 473 tỷ đồng đạt được trong năm trước đó.
Tính đến ngày 12/8, có 79 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trên sàn HoSE, xem chi tiết tại đây.
Xuất hiện trong danh sách là rất nhiều cái tên đình đám trên thị trường bất động sản nhiều năm trở lại đây. Cụ thể như cổ phiếu CRE của Công ty bất động sản Thế Kỷ (Cen Land), "Shark" Phạm Thanh Hưng làm Phó chủ tịch HĐQT. Lý do mã CRE không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ là bởi chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo.
Được biết, kể từ ngày 10/4, HoSE đã đưa cổ phiếu CRE vào diện cảnh báo. Nguyên nhân được xác định là do tổ chức kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2023 của tổ chức niêm yết, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định.
Danh sách bị cắt margin còn có Cổ phiếu DXS của Công ty CP dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (thành viên Đất Xanh Group) cũng nằm trong danh sách chưa đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Lý do HoSE đưa ra là lợi nhuận của công ty mẹ Đất Xanh Group (DXG) trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 là số âm. Dữ liệu từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp thể hiện năm 2023, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của DXG lần lượt giảm 32.4% và 71.9%. Mảng phát triển bất động sản đóng góp 76% doanh thu, đạt 2,819 tỷ đồng trong khi mảng dịch vụ môi giới giảm 70.2% xuống còn 602 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn có cổ phiếu HBC của Công ty CP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình. Mã HBC hiện đang thuộc diện kiểm soát. Trước đó, HoSE đã đưa cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình vào diện kiểm soát kể từ ngày 19/1. Mới đây, phía doanh nghiệp lên tiếng bày tỏ không đồng ý với quyết định từ HoSE. Trong công văn phúc đáp gửi HoSE, HBC nói không đồng ý các căn cứ xem xét hủy niêm yết bắt buộc mà cơ quan này áp dụng với cổ phiếu của họ.
Thứ nhất, Hòa Bình cho rằng Nghị định 155/2020 không quy định chi tiết về việc xem xét điều kiện lỗ lũy kế trên báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất hay trên báo cáo riêng. Hiện nay cũng chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng hay giải thích quy định này. Vốn điều lệ của HBC hơn 2.741 tỷ đồng. Trong khi lỗ sau thuế tại báo cáo tài chính kiểm toán riêng năm 2023 là 2.401 tỷ đồng, chưa vượt quá số vốn điều lệ. Do đó, họ cho rằng HBC không thuộc trường hợp hủy bỏ niêm yết theo quy định.
Thứ hai, HBC nói HoSE căn cứ vào tiền lệ trước đây (tức luôn lấy báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán) để xem xét hủy niêm yết cổ phiếu HBC là "không phù hợp với pháp luật hiện hành". Quy chế niêm yết chứng khoán tại HoSE ban hành hồi tháng 3/2018 hướng dẫn về việc căn cứ báo cáo tài chính hợp nhất để xem xét điều kiện lỗ lũy kế đối với tổ chức niêm yết có công ty con. Tuy nhiên, đến cuối tháng 3/2022, Hội đồng thành viên Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) đã ban hành quy chế mới và bỏ quy định trên.
Do đó, HBC cho rằng các trường hợp tương tự với họ trong lịch sử bị hủy niêm yết là phù hợp. Còn ở thời điểm hiện tại, việc HoSE căn cứ vào tiền lệ trước đây, nguyên tắc tương tự hay bất kỳ căn cứ nào khác không phải quy định pháp luật hiện hành, đều không phù hợp. Tuy nhiên, HBC cũng đã có công văn gửi HoSE về việc giải trình biện pháp và lộ trình khắc phục nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị cảnh báo và kiểm soát.
Đáng chú ý, trong danh này có cổ phiếu TVB của Chứng khoán Trí Việt là cổ phiếu công ty chứng khoán duy nhất bị cắt margin, nguyên nhân do mã thuộc diện kiểm soát.
Cổ phiếu TCH được nới mạnh margin Hàng loạt các công ty chứng khoán đang duy trì tỷ lệ cho vay margin cao với cổ phiếu TCH của Đầu tư Dịch vụ ... |
Nhiều cổ phiếu BĐS, xây dựng bị cắt margin, 151 mã không được giao dịch ký quỹ trong quý 3/2024 Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố danh sách 72 mã cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ (cắt margin) trong ... |
Dư nợ margin đang cao nhất trong lịch sử, CTCK nào được NĐT sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều nhất? Dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ (margin) đạt gần 218,9 nghìn tỷ đồng tại thời điểm 30/6/2024, tăng +53,4% so với cùng kỳ ... |
Anh Vũ
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|