Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng liên quan đến Nghị quyết số 42/2017/NQ-QH14 về việc thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Hình minh họa. |
Cụ thể, Theo HoREA, điều 10 Nghị quyết 42 nêu rõ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án bất động sản khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện.
Các điều kiện bao gồm: Dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; Có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Dự án không có tranh chấp về quyền sử dụng đất đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Không có quyết định thu hồi dự án, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, bên nhận chuyển nhượng dự án phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản; kế thừa các quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án và tiến hành các thủ tục để tiếp tục thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng.
"Quy định trên đã tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng xử lý hiệu quả các khoản nợ xấu trong giai đoạn từ năm 2017 cho đến nay, đặc biệt là xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản nhưng Nghị quyết số 42/2017/NQ-QH14 đã hết hiệu lực vào ngày 31/12/2023", HoREA cho hay.
Cũng theo HoREA, khoản 3 Điều 39 và khoản 3 Điều 40 Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được thông qua mới đây đã “luật hóa” một phần nội dung Điều 10 Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Cụ thể, tại khoản 3 Điều 40 Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) quy định bên chuyển nhượng dự án phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai. Tuy nhiên, quy định này không thông thoáng như quy định tại Điều 10 Nghị quyết số 42 chỉ yêu cầu tài sản bảo đảm là dự án bất động sản thì phải có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cho phép bên nhận chuyển nhượng dự án kế thừa các quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án.
Theo HoREA đanh giá, với quy định trên thì tại các tổ chức tín dụng sẽ tồn tại loại tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu là dự án bất động sản chỉ có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng bên chuyển nhượng chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai của dự án, phần dự án chuyển nhượng, mà khoản 3 Điều 83 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 chưa quy định xử lý chuyển tiếp.
Hiệp hội này cũng nhận thấy Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2025 nên sẽ phát sinh khoảng trống pháp lý trong năm 2024 do trong thời gian này Luật chưa áp dụng, còn Nghị quyết 42 thì đã hết hiệu lực.
Do vậy, Hiệp hội Bất động sản TP HCM đề nghị Chính phủ phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất Quốc hội xem xét gia hạn Nghị quyết số 42/2017/NQ-QH14 thêm 12 tháng đến hết ngày 31/12/2024 để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng xử lý hiệu quả các khoản nợ xấu, trong đó có việc xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản.
Nợ xấu ngân hàng sẽ đạt đỉnh vào đầu năm 2024? Tổng trị giá bất động sản thế chấp tại các ngân hàng chiếm khoảng 70% tổng tài sản đảm bảo cho các khoản vay, tuy ... |
2024 sẽ tiếp tục là năm khó đối với ngành ngân hàng Tăng trưởng tín dụng chậm, nợ xấu cao, khiến bức tranh lợi nhuận ngân hàng năm 2023 được dự báo tăng trưởng thấp. |
Thu Thảo (T/H)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|