Hơn 80% doanh nghiệp Đắk Nông chưa vay vốn ngân hàng

(Banker.vn) Trong số 4.700 doanh nghiệp tại Đắk Nông, có hơn 80% Công ty chưa tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đắk Nông, sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp tại tỉnh này giảm rất mạnh. Tổng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp đạt gần 7.446 tỷ đồng, tương đương 14,8% tổng dư nợ toàn tỉnh. Trong tổng số 4.700 doanh nghiệp trên địa bàn, chỉ có 807 Công ty tiếp cận được vốn vay ngân hàng tính đến hết tháng 10/2024, chiếm tỷ lệ khiêm tốn hơn 17%.

Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Đắk Nông, ông Phạm Thanh Tình, nhận định rằng sức hấp thụ vốn giảm mạnh do khó khăn kinh tế kéo dài, rủi ro tín dụng gia tăng và sự bất ổn trong sản xuất. Phần lớn doanh nghiệp tại Đắk Nông hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, xây lắp và phân phối hàng tiêu dùng, vốn chịu tác động lớn từ giá cả nông sản và thị trường biến động.

Ngoài ra, nhiều dự án tại tỉnh còn vướng quy hoạch bô xít, khiến ngành xây lắp thiếu động lực phát triển.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đắk Nông, tổng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp đạt gần 7.446 tỷ đồng, tương đương 14,8% tổng dư nợ toàn tỉnh
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đắk Nông, tổng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp đạt gần 7.446 tỷ đồng, tương đương 14,8% tổng dư nợ toàn tỉnh

Từ phía ngân hàng, các chi nhánh tại Đắk Nông phụ thuộc vào vốn điều hòa từ Trung ương, làm gia tăng chi phí và ảnh hưởng đến khả năng giảm lãi suất. Hiện tại, nguồn vốn vay tại các ngân hàng vẫn dư thừa, nhưng khó tìm được doanh nghiệp đủ điều kiện vay.

Lãi suất cho vay doanh nghiệp tại địa phương chủ yếu dưới 9%/năm, chiếm 97,38%. Tuy nhiên, hơn 80% doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn do hạn chế về tài sản đảm bảo hoặc năng lực tài chính.

Tình trạng này ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2024, toàn tỉnh có 576 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 79,2% so với năm trước, nhưng đồng thời có 125 doanh nghiệp giải thể (tăng 60%) và 249 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (tăng 39%).

Theo Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Đắk Nông, ông Trần Đình Ninh, sự gia tăng giải thể doanh nghiệp kéo theo nhiều hệ lụy, như tăng tỷ lệ thất nghiệp và giảm động lực đổi mới trong nền kinh tế.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Đắk Nông, hạn chế trong tiếp cận vốn bắt nguồn từ quy mô doanh nghiệp nhỏ, tài sản đảm bảo hạn chế và thủ tục vay vốn phức tạp. Các gói tín dụng ưu đãi của Nhà nước thường yêu cầu điều kiện khắt khe, khiến nhiều doanh nghiệp e ngại tiếp cận.

Ngoài ra, với 4.700 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, chỉ khoảng 3.200 doanh nghiệp có phát sinh thuế, đặt ra vấn đề về hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Cơ quan chức năng nhận định, để tháo gỡ, cần chính sách đồng bộ từ địa phương, như minh bạch hóa tài chính doanh nghiệp, đơn giản hóa thủ tục pháp lý và hỗ trợ dự án khả thi. Ngành ngân hàng cũng cần phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để tìm kiếm giải pháp tín dụng phù hợp.

Đến ngày 31/10/2024, tín dụng đối với toàn nền kinh tế tại Đắk Nông đạt gần 50.311 tỷ đồng, tăng 10,93% so với cuối năm 2023. Tuy nhiên, sự gia tăng này chưa đủ bù đắp cho những khó khăn của doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay.

Tỷ lệ doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thấp nhất trong vòng 5 năm

Tỷ lệ doanh nghiệp vay vốn ngân hàng giảm kỷ lục về mức 17,8%, thấp nhất trong vòng 5 năm qua.

Ngân hàng thà chịu lãi suất thấp, lợi nhuận giảm hoặc lỗ chứ không thể hạ chuẩn tín dụng

Không thể hạ thấp điều kiện cho vay. Nếu hạ thấp những điều kiện này, ngân hàng rất dễ gặp rủi ro. Khi một ngân ...

Ngân hàng gặp khó trong việc tìm khách cho vay

Theo các ngân hàng thương mại, so với cùng kỳ năm ngoái, đầu năm 2024 nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, người dân đang ...

Kiều Linh

Kiều Linh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục