Hơn 163.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong 6 tháng cuối năm, nhóm bất động sản chiếm phân nửa giá trị

(Banker.vn) Trong 6 tháng cuối năm, tổng giá trị trái phiếu bất động sản đáo hạn là hơn 83.000 tỷ đồng. Áp lực thanh toán đè nặng cộng với khó khăn trong việc tìm nguồn vốn để thanh toán trái phiếu đến hạn khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải xin “khất”, xin “giãn” nợ.
Hơn 163.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong 6 tháng cuối năm, nhóm bất động sản chiếm phân nửa giá trị

Trong bối cảnh thị trường trái phiếu chưa thể tan băng, các doanh nghiệp đang phải chật vật tìm nguồn vốn để đáo hạn trái phiếu đến hạn.

Áp lực đè nặng

Hiệp hội Thị trường trái phiếu (VBMA) tổng hợp dữ liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) cho biết, trong 3 tuần đầu tháng 5, chưa có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào được ghi nhận. Đồng thời, có thêm hàng chục doanh nghiệp thông báo chậm trả nợ gốc, lãi trái phiếu và kéo dài kỳ hạn trái phiếu.

Theo báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp của VBMA, chỉ tính riêng hai tuần cuối tháng 5, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn đã lên tới 14.300 tỷ đồng. Trong đó, các nhóm ngành có giá trị đến hạn lớn bao gồm: bất động sản (7.000 tỷ đồng), nguyên vật liệu (2.600 tỷ đồng) và ngân hàng (2.000 tỷ đồng).

Lũy kế từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận là 31.658 tỷ đồng, với 7 đợt phát hành công chúng trị giá 5.521 tỷ đồng (chiếm 17% tổng giá trị phát hành) và 15 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 26.137 tỷ đồng (chiếm 83% tổng số).

Cũng theo dữ liệu từ VBMA, tính đến ngày 19/5, tổng giá trị trái phiếu đến hạn trong phần còn lại của tháng 5/2023 là 11.191 tỷ đồng. Đáng chú ý, nhóm ngành bất động sản có tỷ trọng cao nhất, chiếm tới 44%, với giá trị trái phiếu đến hạn lên tới 4.931 tỷ đồng.

Trong bối cảnh thị trường trái phiếu chưa thể tan băng, các doanh nghiệp đang phải chật vật tìm nguồn vốn để đáo hạn trái phiếu. Trong khoảng nửa đầu tháng 5, các doanh nghiệp bất động sản đã liên tục xin “khất”, “giãn” nợ. Trong đó, có thể kể đến một số cái tên như Novaland, Hưng Phát, Đất Xanh miền Nam, Phát Đạt…

Hơn 163.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong 6 tháng cuối năm, nhóm bất động sản chiếm phân nửa giá trị
Trong 6 tháng cuối năm, các doanh nghiệp bất động sản sẽ phải trả khoản nợ trái phiếu lên tới hơn 83.000 tỷ đồng (thống kê từ VBMA).

Áp lực đáo hạn trái phiếu của các doanh nghiệp trong nửa cuối năm là rất lớn. Theo thống kê từ VBMA, trong 6 tháng cuối năm, tổng giá trị trái phiếu mà các doanh nghiệp phải trả lên tới 163.000 tỷ đồng. Trong đó, phân nửa là của doanh nghiệp bất động sản, với hơn 83.000 tỷ đồng.

Rủi ro ngày càng cao

Những khó khăn của thị trường trái phiếu đã được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề cập tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Chính phủ thừa nhận, do tích tụ bất cập nhiều năm, các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản tiếp tục gặp khó khăn về thanh khoản, dòng tiền.

Việc triển khai một số chính sách của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia và chính sách hỗ trợ lãi suất 2% thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KTXH còn chậm.

Theo Phó Thủ tướng, những hạn chế, bất cập nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó chủ yếu là do tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều diễn biến chưa có tiền lệ, vượt dự báo, gây khó khăn, tạo áp lực lớn lên công tác chỉ đạo điều hành. Nền kinh tế có độ mở lớn, trong khi năng lực nội tại còn thấp, sức chống chịu và tính cạnh tranh chưa cao nên chịu tác động, ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố bên ngoài.

Những tồn tại, yếu kém nội tại nền kinh tế kéo dài từ lâu đến nay mới dần bộc lộ rõ trong điều kiện khó khăn, nhất là các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, ngân hàng yếu kém.

Công tác phân tích, dự báo và phản ứng chính sách trong một số trường hợp còn chưa kịp thời, hiệu quả. Một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa quyết liệt, kịp thời, nhạy bén, bên cạnh đó còn có tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai...

Các chuyên gia cho viết, việc các doanh nghiệp trậm trả thanh toán trái phiếu sẽ đẩy rủi ro thanh toán cả gốc, lãi cho trái chủ gia tăng. Việc lùi thời hạn trả chậm đồng nghĩa các doanh nghiệp sẽ phải trả thêm tiền lãi.

Đây sẽ là bài toán khó đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh ạm đạm của nền kinh tế hiện nay. Nếu các doanh nghiệp phá sản vì không thể thanh toán được trái phiếu, thị trường chứng khoán cũng sẽ một phần phải chịu những tác động tiêu cực trong

Nhận định chứng khoán ngày 26/5/2023: Xu hướng thị trường phái sinh

Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 26/5/2023. Tạp ...

Tìm ổn định trong bất định trên TTCK: Góc nhìn từ giấc mơ uptrend của một trader

Thay vì để tâm lý lo sợ, bất định chi phối, việc cần làm của nhà đầu tư lúc này là dành thời gian tầm ...

Trang sức Đức Tiến: Nợ quá hạn 500 tỷ đồng trái phiếu, vẫn xuống tiền đi mua bất động sản

Trang sức Đức Tiến đã nợ quá hạn lô trái phiếu 500 tỷ đồng chưa thu xếp được nguồn trả, tuy vậy doanh nghiệp này ...

Hà Lê

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục