Danh sách các đơn vị, doanh nghiệp này được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan BHXH TP.HCM (website:https://tphcm.baohiemxahoi.gov.vn).
Các doanh nghiệp nêu trên chậm đóng tiền bảo hiểm từ 6 tháng và 300 triệu. Đáng lưu ý, trong hơn 1.000 đơn vị, công ty nợ đóng BHXH có những doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp đã lên sàn chứng khoán như: Công ty CP DRH Holdings (HOSE: DRH); Công ty CP Đầu tư và Phát triển Dự án Hạ tầng Thái Bình Dương (UPCPM: PPI); Công ty CP Nhựa Sài Gòn (UPCoM: NSG); Công ty CP Tập đoàn Quốc tế Năm Sao, Công ty CP Dệt May Gia Định,…
Đồng thời, có những đơn vị nợ đóng BHXH với số lượng lao động lên đến hàng trăm người hoặc nợ lâu.
Ảnh minh họa. |
Theo BHXH TP.HCM, nguyên nhân dẫn tới số nợ đọng BHXH ở mức cao là do tính tự giác chấp hành pháp luật BHXH, BHYT của một số đơn vị chưa cao, đặc biệt là các đơn vị sử dụng ít lao động. Công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng chưa đạt hiệu quả mong muốn.
Cùng với đó là bất cập trong chế tài xử lý đối với các đơn vị "chây ì" không thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Cơ quan BHXH chưa được giao đầy đủ trách nhiệm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT nên việc thanh tra, kiểm tra và thực hiện các chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực này chưa đủ sức răn đe. Việc tổ chức thực hiện xử phạt chưa nghiêm, chưa kiên quyết dẫn đến một số đơn vị sử dụng lao động còn coi thường pháp luật, không chấp hành việc xử phạt, vẫn cố tình nợ đọng kéo dài qua nhiều năm hoặc trục lợi chính sách BHXH, BHYT.
Đáng chú ý là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài nên hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp trong ngành dệt may, da giày hoạt động không ổn định, thiếu đơn hàng buộc phải cắt giảm nhân sự. Người lao động bị mất thu nhập nên không có điều kiện tiếp tục tham gia BHXH và có xu hướng nhận BHXH một lần tăng cao, không quan tâm đến việc đóng BHXH tự nguyện để hưởng lâu dài.
Cùng với đó là do khối lượng công việc tăng quá nhanh, phát sinh nhiều nên nhiều viên chức không chịu được áp lực phải nghỉ việc. Mặc dù đã có nhiều giải pháp hợp lý hóa quy trình nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin để xử lý hầu hết các lĩnh vực nghiệp vụ, nhưng có những công việc đòi hỏi phải có đủ nhân lực để thực hiện trực tiếp như tiếp nhận và trả hồ sơ, tiếp công dân, tư vấn đường dây nóng, kiểm tra - đốc thu, thanh tra tại các doanh nghiệp, giám sát tại các cơ sở khám chữa bệnh, nên việc thiếu hụt nhân sự là khó khăn lớn đối với BHXH TP.HCM.
Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không còn là câu chuyện mới, thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho thấy đến cuối năm 2021, tổng số nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc trong cả nước là hơn 10.200 tỷ đồng, trong đó khoảng 1/3 (hơn 3.200 tỷ đồng, gồm gần 2.300 tỷ đồng nợ gốc và khoảng 930 tỷ đồng lãi chậm nộp phát sinh) là khoản nợ rất khó đòi do hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, giải thể hay chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn... Do đó, quyền lợi chính đáng của hàng trăm nghìn người lao động có nguy cơ bị mất trắng.
Trong khi đó, theo Bộ Lao động thương binh xã hội, kết quả xử lý doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ luật Hình sự còn hạn chế là do vẫn còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt là thiếu căn cứ pháp lý để xác định hành vi.
BHXH Hà Nội công bố tên doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động Theo thông tin trên website của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội vừa công bố mới đây, có tới gần 60.000 đơn vị, ... |
Agribank nói gì khi nằm trong top đầu những đơn vị nợ bảo hiểm xã hội? Theo danh sách công bố của Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội, Agribank đã nợ đóng bảo hiểm xã hội của 1.250 lao động ... |
Hà Nội thanh tra 20 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội Theo thống kê, 20 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội bị thanh tra trong đợt này có tổng số nợ hơn 19,5 tỷ đồng, ... |
Thiên Ân
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|