Home Credit Việt Nam: top 50 Doanh nghiệp FDI tiêu biểu năm 2021 - 2022

(Banker.vn) (thitruongtaichinhtiente.vn) - Home Credit Vietnam tiếp tục được Tạp chí Kinh tế Việt Nam trao giải thưởng Rồng Vàng, đánh dấu năm thứ tám liên tiếp được trao giải thưởng này. Lễ trao giải Rồng Vàng 2022 diễn ra ngày 8/4 tại TP.Hồ Chí Minh.

Giải thưởng Rồng Vàng là một sự kiện uy tín do Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức trong 21 năm qua nhằm vinh danh các thành tích trong sản xuất và kinh doanh của Top 50 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Giải thưởng năm nay ghi nhận những nỗ lực của Home Credit trong việc phục vụ khách hàng, đóng góp của công ty cho phát triển bền vững và tài chính toàn diện tại Việt Nam trong bối cảnh bất định của dịch COVID-19.

Home Credit Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng Rồng Vàng 2021-2022 tại lễ trao giải ngày 8/4 

Ông Khang Phạm, Giám đốc Tài chính Home Credit Việt Nam cho biết: “Giải thưởng này ghi nhận những đóng góp của Home Credit trong việc xây dựng và phát triển bền vững, là sự lựa chọn cho giải pháp tài chính toàn diện của khách hàng. Đây cũng là lí do Home Credit nhận giải thưởng Rồng Vàng trong 8 năm liên tiếp. Giải thưởng lần này càng củng cố thêm niềm tin của tôi vào hành trình quản trị, trao quyền cho nhân viên trong công việc và giúp người Việt Nam sớm hiện thực hóa những mong muốn trong cuộc sống.”

Có mặt tại Việt Nam từ năm 2008, Home Credit là một trong những doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên cung cấp các sản phẩm tài chính tiêu dùng trên thị trường Việt Nam. Công ty cũng là nơi tiên phong đưa ra chương trình “Mua Trước Trả Sau” với khoản vay trả góp 0% lãi suất cho chương trình mua xe máy và đồ gia dụng điện tử. Home Credit hiện có mặt khắp 63 tỉnh thành với hơn 6.000 nhân viên phục vụ hơn 13 triệu khách hàng tại thị trường Việt Nam.

Tài chính có trách nhiệm và tài chính toàn diện luôn là những trọng tâm trong kế hoạch hoạt động của Home Credit. Công ty luôn thúc đẩy việc đảm bảo sự minh bạch, tuân thủ những quy chuẩn trong kinh doanh và luôn đặt trải nghiệm của khách hàng là mối quan tâm hàng đầu của công ty: cụ thể, tạo ra những sản phẩm sát với nhu cầu tài chính của khách hàng, đảm bảo họ hiểu rõ những thông tin cần thiết về dịch vụ cũng như tư vấn hỗ trợ lên kế hoạch thanh toán khoản vay phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng.

Home Credit cũng thành công trong việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo khuyến nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đảm báo tránh cho khách hàng bị nợ xấu trong hành trình tiếp tục theo đuổi sứ mệnh tài chính toàn diện mà công ty đã đặt ra. Home Credit cũng là công ty tài chính tiêu dùng đầu tiên đưa các quy chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào quá trình vận hành. Cuối năm 2021, tập đoàn Home Credit đã công bố báo cáo đầu tiên về các chương trình và biện pháp mà Home Credit đã và đang thực hiện để hỗ trợ khách hàng và cộng đồng, cũng như chia sẻ cách thức công ty tập trung cung cấp các dịch vụ, sản phẩm tài chính bền vững và có trách nhiệm. Dự kiến, bản báo cáo ESG sẽ được phát hành mỗi năm.

Chiến lược chuyển đổi số là một trong những trọng tâm trong kế hoạch hoạt động của công ty tài chính tiêu dùng quốc tế Home Credit. Công ty là công ty tài chính tiêu dùng đầu tiên tại Việt Nam xây dựng ứng dụng (app) giúp khách hàng tiện lợi đăng ký và thanh toán hoàn toàn trực tuyến. Thẻ tín dụng trực tuyến cũng đã nhanh chóng được ra mắt vào năm ngoái trong giai đoạn giãn cách xã hội vì COVID-19.

Gần 70% dân số Việt Nam chưa có tài khoản ngân hàng hoặc chưa có thể tiếp cận tài chính từ các ngân hàng truyền thống. Các công ty tài chính tiêu dùng tạo điều kiện cho đông đảo người dân chưa chứng minh khả năng tài chính có thể tiếp cận nguồn vốn vay cần thiết cho các nhu cầu hàng ngày.

Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam vẫn còn tiềm năng tăng trưởng mạnh. Theo Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng bình quân của cho vay tiêu dùng giai đoạn 2010-2020 đạt 33,7%, trong khi tốc độ tăng dư nợ tín dụng chung chỉ khoảng hơn một nửa mức đó và đạt 17,3%.Trong bài phát biểu năm 2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng khẳng định, việc ra đời và tồn tại của các Công ty tài chính tiêu dùng là phù hợp với nhu cầu thực tiễn, tạo điều kiện cho các đối tượng khách hàng “dưới chuẩn vay” của ngân hàng truyền thống tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của người dân. Ngoài ra, hoạt động cho vay tiêu dùng của Công ty tài chính cũng góp phần mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng thuộc khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, đặc biệt là khu vực nông thôn.

Theo: