Hội thảo Thương mại điện tử - Xu thế phát triển bền vững

(Banker.vn) Chiều ngày 2/12, tại Bình Dương, Báo Công Thương phối hợp cùng các đơn vị tổ chức hội thảo “Thương mại điện tử - Xu thế phát triển bền vững".
Ngày 2/12, Báo Công Thương tổ chức Hội thảo “Thương mại điện tử - Xu thế phát triển bền vững”
Hội thảo Thương mại điện tử - Xu thế phát triển bền vững

Báo Công Thương phối hợp cùng các đơn vị tổ chức hội thảo “Thương mại điện tử - Xu thế phát triển bền vững"

14h 15: Tham dự Hội thảo "Thương mại điện tử - Xu thế phát triển bền vững"có ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học công nghệ, Bộ khoa học và Công nghệ; ông Nguyễn Thế Quang - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương; ông Nguyễn Tiến Cường - Phó Tổng biên tập Báo Công Thương cùng các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, các trường, các viện, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, đại diện các tập đoàn, tổng công ty, các cơ sở ươm tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp, nhà đầu tư khởi nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp lĩnh vực Thương mại điện tử và logistics; các doanh nghiệp khởi nghiệp.

14h20: Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Tiến Cường - Phó Tổng biên tập Báo Công Thương - cho biết: Những năm gần đây, thương mại điện tử đang nổi lên như một trụ cột tăng trưởng cho kinh tế số của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Năm 2022,thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển và tạo ra những xu hướng tiêu dùng mới. Nếu như năm 2016, doanh thu Thương mại điện tử B2C đạt 5 tỷ USD, đến năm 2019, mức doanh thu đã tăng gấp đôi, đạt hơn 10 tỷ USD, năm 2020 là 11,8 tỷ USD, năm 2021 đạt 13,7 tỷ USD.

Hội thảo Thương mại điện tử - Xu thế phát triển bền vững
Ông Nguyễn Tiến Cường - Phó Tổng biên tập Báo Công Thương phát biểu khai mạc hội thảo

Theo sách trắng năm 2022 do Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) công bố cho thấy, quy mô thị trường bán lẻ thương mại điện tử của Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 20% trong năm 2022, đạt khoảng 16,4 tỷ USD. Ước tính có khoảng 57 triệu đến 60 triệu người Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị mua sắm bình quân đầu người 260-285 USD.

“Sau đại dịch Covid 19, Việt Nam là một trong những quốc gia khôi phục các hoạt động “bình thường mới” một cách nhanh chóng. Một số thói quen và xu hướng tiêu dùng được hình thành và thúc đẩy trong đại dịch vẫn được duy trì và tiếp tục phát triển. Thương mại điện tử trở thành đầu tàu trong sự phát triển của nền kinh tế số Việt Nam” - ông Nguyễn Tiến Cường nhấn mạnh.

Trong báo cáo e-Conomy 2022 từ Google, Temasek và Bain & Company, năm 2022, nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ USD năm 2021 lên 23 tỷ USD năm 2022. Với mức tăng trưởng 31% trong giai đoạn 2022-2025. Nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt mức 49 tỷ USD vào năm 2025 và đạt mốc kỷ lục từ 120-200 tỷ USD vào năm 2030.

Kế hoạch phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 có mục tiêu đưa thương mại điện tử trở thành một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. Kế hoạch này gắn kết chặt chẽ với các chiến lược, chính sách về chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0, định hướng phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia.

Ngày 1/1/2022, Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử chính thức có hiệu lực. Khung pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử Việt Nam ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ thời gian qua, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong hệ thống thương mại nội địa, góp phần tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng, cũng như vai trò quản lý nhà nước.

Ông Nguyễn Tiến Cường nhấn mạnh: Hội thảo “Thương mại điện tử - Xu thế phát triển bền vững” được tổ chức nhằm thảo luận để đưa ra giải pháp phát triển bền vững ngành Thương mại điện tử Việt Nam.

Bên cạnh đó, tại hội thảo các diễn giả chia sẻ, thảo luận những cơ hội cũng như thách thức, thuận lợi của việc thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế; giải pháp thanh toán số và công nghệ số, giải pháp logistics hỗ trợ cho các doanh nghiệp…

Hội thảo Thương mại điện tử - Xu thế phát triển bền vững
Hội thảo thu hút sự quan tâm của đại diện các doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế, diễn giả

14h 45': Với mục tiêu tiên phong ứng dụng công nghệ và nền tảng số trong thương mại điện tử để tối ưu hóa lợi ích cho người tiêu dùng và nhà bán hàng. Bà Ngô Thị Trúc Anh - Giám đốc Bộ phận Vận chuyển Lazada Logistics Việt Nam đã có bài chia sẻ có chủ đề: “Giải pháp đồng hành cùng thương hiệu và nhà bán hàng chuyển đổi số bền vững”.

Theo bà Ngô Thị Trúc Anh trong giai đoạn 2020 – 2021 mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 tác động đến toàn nền kinh tế song thương mại điện tử đã có sự tăng trưởng vượt trội. Cụ thể, trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng của mua sắm trực tuyến trong khu vực đạt 50%, song giai đoạn 2021 - 2022 mức tăng trưởng này giảm xuống còn 16%. Dự báo giai đoạn 2022 - 2025, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17%.

Báo cáo “thay đổi hành trình mua sắm tại Đông Nam Á “Từ nhu cầu tìm kiếm đến trải nghiệm nhận hàng” do Lazada thực hiện vào tháng 9/2022 cho thấy, 76% người tiêu dùng Việt Nam mua sắm mỗi tháng một lần trên thương mại điện tử, 83% người dùng Việt Nam có thói quen tìm kiếm sản phẩm trực tiếp trên các sàn thương mại điện tử, 50% các đơn hàng trên thương mại điện tử ở Việt Nam được mua mà không có dự tính.

Hội thảo Thương mại điện tử - Xu thế phát triển bền vững
Bà Ngô Thị Trúc Anh - Giám đốc Bộ phận Vận chuyển Lazada Logistics Việt Nam

“Điều này cho thấy thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi, và các sàn thương mại điện tử đã định hình những thói quen này. Các sàn thương mại vẫn tiếp tục là nền tảng giúp các doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả”, bà Ngô Thị Trúc Anh thông tin.

Trước các diễn biến phức tạp của nền kinh tế, các doanh nghiệp nên có những bước chuyển đổi khi đưa ra những chiến lược kinh doanh dài hạn. Điều này giúp doanh nghiệp “giữ sức đường dài” để phục vụ người tiêu dùng tốt nhất, đặc biệt là những nhóm doanh nghiệp kinh doanh đa kênh, đa nền tảng.

Mặc dù có những bước tiến lớn, song việc phát triển bền vững của doanh nghiệp vẫn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. Điển hình như thiếu công cụ quản lý và vận hành, chi phí nhân sự chuyên trách trong từng khâu vận hành vẫn thiếu, rào cản chi phí và thời gian nhận.

Nguyên nhân là do các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chi phí hạn chế. Việc vận chuyển cũng gặp khó do khoảng cách địa lý khá xa khiến thời gian giao nhận kéo dài.

Theo đó, để chuyển đổi số bền vững, các doanh nghiệp cần những giải pháp từ công nghệ, giải pháp từ con người và giải pháp từ cơ sở hạ tầng, logistics. Điển hình như với giải pháp từ công nghệ, Lazada đã xây dựng các trung tâm quản lý và vận hành tích hợp cho nhà bán hàng, thực hiện livestream bán hàng ngay trên nền tảng giúp nhà bán hàng gia tăng doanh thu; hệ thống phân tích nâng cao giúp nhà bán hàng theo dõi tình trạng đơn hàng.

Về cơ sở hạ tầng, đơn vị đã chủ động gỡ bỏ rào cản chi phí và địa lý trong giao nhận bằng cách xây dựng mạng lưới logistics với 4 trung tâm lựa chọn tự động và 120 trung tâm phân loại vệ tinh giúp hàng hóa được đưa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất.

Để làm được điều này, công ty đã đầu tư công nghệ trí tuệ nhân tạo vào vận hành. Đồng thời triển khai sáng kiến logistics xanh để bảo vệ môi trường như giao hàng bằng xe đạp điện, xe máy điện.

“Nhờ sự phát triển bền vững, nhiều thương hiệu đã đạt được thành công. Điển hình như FoodMap, từ khi lên sàn thương mại điện tử, nhà bán hàng này luôn duy trì tăng trưởng 1.5 lần mỗi tháng.

Hay như Cocoon, lên sàn thương mại điện tử từ tháng 5/2020 tăng trưởng mỗi năm đạt hơn 3 lần”- bà Trúc Anh dẫn chứng.

15h07': Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc Grap Việt Nam đã chia sẻ chủ đề: Ứng dụng thương mại điện tử thúc đẩy tiêu thụ nông sản.

App Grab là siêu ứng dụng đa dịch vụ hàng đầu Đông Nam Á, cung cấp các nhu cầu thiết yếu hằng ngày như: Giao nhận, di chuyển, các dịch vụ tài chính, và hơn thế nữa. Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh cho biết, ban đầu Grab chỉ là một ứng dụng phục vụ di chuyển. Tuy nhiên với sự phát triển của thương mại điện tử, thời gian qua Grab đã tăng cường hợp tác để hỗ trợ tốt hơn cho người nông dân và nông sản Việt có được đầu ra khá tốt.

Hội thảo Thương mại điện tử - Xu thế phát triển bền vững
Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc Grap Việt Nam: để hỗ trợ người dân Grab cũng thực hiện nhiều chương trình chung tay vì nông sản Việt như hỗ trợ nông dân mở cửa hàng trực tuyến

Đặc biệt, bên cạnh các ứng dụng quen thuộc như di chuyển, giao hàng, giao đồ ăn, từ năm 2021 khi dịch Covid-19 bùng phát Grab còn hợp tác với các đơn vị triển khai dịch vụ đi chợ hộ. Giai đoạn dịch bệnh bùng phát Grab đưa ra ứng dụng đi chợ hộ, tránh dịch bệnh, nâng cao tiếp cận người dùng. Dịch vụ này giới thiệu tại Việt Nam sau Thái Lan và Indonesia. Các đơn hàng thanh toán tiện lợi, người dùng có thể nhận hàng nhanh chóng.

Đồng thời để hỗ trợ người dân Grab cũng thực hiện nhiều chương trình chung tay vì nông sản Việt như hỗ trợ nông dân mở cửa hàng trực tuyến, tăng cường năng lực ứng dụng công nghệ cho nông dân trong hỗ tiêu thụ nông sản, đưa nông sản đến tận tay người dùng và góp phần thúc đẩy chuyển đổi số. Đến nay, Grab có hệ sinh thái với hàng triệu người dùng tại 48 tỉnh thành Garb góp phần tích cực vào hoạt động chuyển đổi số nhất là lĩnh vực nông nghiệp.

“Sự ra đời Grab Mart đã góp phần hỗ trợ nông dân Việt Nam trong việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Và đến nay Grab đã ký hợp tác 4 bên với Bộ NN&PTNT, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Liên minh minh hợp tác xã trong việc tiêu thụ nông sản cho nông dân”- bà Mỹ Hạnh nói.

Bà Hạnh cũng cho biết kể từ năm 2021 đến nay Grab đã thực hiện nhiều chiến dịch điển hình là Chiến dịch quảng bá và hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang năm 2021. Theo đó, Grab thu mua từ các hợp tác xã và vận chuyển tới tận tay người dùng thông qua các đối tác tài xế. Hay như lễ hội trái cây mùa hè năm 2022 thông qua các hoạt động quảng bá, truyền thông và thu được nhiều kết quả ấn tượng như hơn 100 tấn trái cây đặc sản được tiêu thụ, hơn 800 hợp tác xã được đào tạo kiến thức số và hỗ trợ chuyển đổi số.

Đồng thời để hỗ trợ người dân, Grab cũng thực hiện nhiều chương trình chung tay vì nông sản Việt như hỗ trợ nông dân mở cửa hàng trực tuyến; tăng cường năng lực công nghệ cho nông dân: hỗ tợ tiêu thụ nông sản: đưa nông sản đến tận tay người dùng và góp phần thúc đẩy chuyển đổi số.

Ngoài ra, Grab cũng phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện trang bị kiến thức kỹ năng thương mại điện tử cho nông dân, giúp nông dân tếp cận người dùng, tiếp thị, hỗ trợ giảm khâu trung gian giúp người dùng tiếp cận sản phẩm chất lượng cao. Khích lệ cùng chung tay góp phần tiêu thị nông sảm giúp nông dân chuyển đổi số và chuyển đổi số toàn diện cho người dùng Việt Nam.

15h20': Ông Jinwoo Song - Tổng giám đốc BAEMIN Việt Nam có phần chia sẻ với chủ đề: Dự đoán về thị trường giao thức ăn trực tuyến tại Việt nam trong thời gian tới và hướng phát triển của BAEMIN.

Hội thảo Thương mại điện tử - Xu thế phát triển bền vững
Ông Jinwoo Song - Tổng giám đốc BAEMIN Việt Nam

Chia sẻ về nguyên nhân vì sao thị trường giao thức ăn trực tuyến tại Việt Nam hấp dẫn, ông Jinwoo Song cho biết, so với những thị trường khác, thị trường Việt Nam có nhiều người trẻ sành sử dụng công nghệ, bắt kịp xu hướng hiện đại, sẵn sàng trải nghiệm những thói quen tiện lợi.

“Người tiêu dùng Việt Nam luôn cởi mở với nền văn hóa mới, do đó họ chính là động lực để chúng tôi cho ra đời và cải thiện những tính năng mới”, ông Jinwoo Song nhận xét.

Cùng với đó là những cơ sở hạ tầng sự phát triển của công nghệ tài chính, tài xế giao hàng chất lượng cao, dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp.

Trước khi hợp tác với các ứng dụng thanh toán trực tuyến, có tới 80% khách hàng mua đồ ăn thường sử dụng tiền mặt, nhưng từ khi chúng tôi kết hợp với Momo hay các ứng dụng thanh toán trực tuyến khác thì tỉ lệ này giảm xuống còn 30%.

“Ngoài ra về công nghệ, Việt Nam có lực lượng kỹ sư công nghệ chất lượng cao cùng với các ứng dụng được phát triển đạt chất lượng cao. Chính vì vậy, thị trường giao thức ăn trực tuyến tại Việt Nam trong thời gian tới vẫn vô cùng tiềm năng”, ông Jinwoo Song khẳng định.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, công ty vẫn gặp những thách thức nhất định. Điển hình là sự cạnh tranh mã khuyến mại. Việc ứng dụng các mã khuyến mãi khiến các đơn vị nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường với lượng đơn hàng tăng cao. Tuy nhiên việc này cũng có những bất cập như phát triển không bền vững, thổi phồng thị trường mục tiêu.

Điều này đòi hỏi các đơn vị phải nâng cao năng lực cạnh tranh trên môi trường thương mại điện tử. Theo đó, về phía cơ quan quản lý cần hoàn thiện khung pháp lý về thương mại điện tử thông qua việc Hoàn thiện môi trường pháp lý phù hợp với bối cảnh thực tế; Quy định về hoạt động thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài cần giải quyết những bất cập hiện tại. Đồng thời xây dựng tín nhiệm tiêu chuẩn trong thương mại điện tử.

Phát triển các chương trình và chính sách đánh giá tín nhiệm websites thương mại điện tử. Xây dựng giải pháp “Nền tảng tín nhiệm thương mại điện tử” là công cụ đánh giá và công bố với người tiêu dùng.

Về phía doanh nghiệp thương mại điện tử, cần tập trung vào trải nghiệm khách hàng; Thỏa mãn nhu cầu sử dụng của người dùng; Giúp người dùng cảm thấy gắn bó với doanh nghiệp. Là doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững.

Hiện nay, doanh nghiệp đã phát triển thành công việc sử dụng robot giao hàng tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, tại Việt Nam, một trong những mối quan tâm nhất của doanh nghiệp khi nghiên cứu và phát triển ứng dụng này thì đâu là những khung pháp lý để quản lý, vận hành trên thị trường. Chúng tôi hi vọng sẽ có được sự đồng thuận từ phía các cơ quan quản lý nhà nước để sớm có thể đưa. Hi vọng sắp tới sẽ có những đầu mối để chia sẻ về việc ứng dụng công nghệ trong phát triển giao hàng tại Việt Nam.

Chia sẻ về chiến phược phát triển trong thời gian tới, ông Jinwoo Song cho biết, công ty sẽ tiếp tục thực hiện bản địa hóa cho phù hợp với thị trường Việt Nam thông qua việc sử dụng hệ thống bảng chữ cái riêng cho thị trường Việt Nam. Đồng thời thay đổi các chiến dịch truyền thông phù hợp với thị trường này.

15h40': Thảo luận

Phần 2 của hội thảo là thảo luận trao đổi giữa các diễn giả, doanh nghiệp với sự điều phối của ông Nguyễn Thế Quang, Phó Cục trưởng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương

Các diễn giả tham gia thảo luận gồm:

- Ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN

- Bà Ngô Thị Trúc Anh - Giám đốc Bộ phận Vận chuyển Lazada Logistics Việt Nam

- Ông Nguyễn Tấn Phong - Trưởng Ban Kiểm tra, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam

- Bà Nguyễn Thị Bạch Yến - Phó Tổng giám đốc Smartlog Việt Nam

Hội thảo Thương mại điện tử - Xu thế phát triển bền vững
Thảo luận trao đổi giữa các diễn giả, doanh nghiệp

Ông Nguyễn Thế Quang - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết: Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 7 chủ đề “Vượt qua sóng cả, vươn mình ra biển cơ hội” nhận định thương mại điện tử là nền tảng đón đầu xu hướng tiêu dùng hiệu quả và phát triển bền vững, bất chấp những khó khăn của kinh tế toàn cầu. Không nằm ngoài sự chuyển dịch chung đó, các doanh nghiệp, thương hiệu đã tìm đến thương mại điện tử để mở rộng mô hình kinh doanh và tăng trưởng.

Trên thực tế, 2 năm vừa rồi dưới tác động của Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến thị trường bán lẻ. Nếu không có sự phát triển của thương mại điện tử thời gian qua, Việt Nam có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi kinh tế sau Covid-19.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh của ngành thương mại điện tử gấp 5 lần so với các kênh khác. Rõ ràng thương mại điện tử tăng trưởng nhanh là động cơ đóng góp tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh.

Các chuyên gia cho rằng, kinh doanh thương mại điện tử là cuộc chiến về chiến lược tư duy bền vững. Trên các sàn thương mại điện tử, một số thương hiệu có chiến lược bán hàng rất bài bản, tối ưu hoá hiệu quả kinh doanh và đảm bảo phát triển thương hiệu. Các doanh nghiệp, nhà bán hàng cần xây dựng thương hiệu có chiều sâu, có chính sách chăm sóc khách hàng, chiến lược phát triển sản phẩm rõ ràng. Bên cạnh đó, là phải đầu tư tìm hiểu về thị hiếu đối tượng khách hàng để phục vụ, chăm sóc, hậu mãi… cũng là giữ chân khách hàng mua sắm trong tương lai. Với sự phát triển công nghệ hiện nay, những doanh nghiệp nhỏ cũng có thể sử dụng các giải pháp, dịch vụ khách hàng do các doanh nghiệp thứ ba cung cấp.

Theo ông Nguyễn Thế Quang, phiên thảo luận này đi sâu thảo luận 1 số các chủ đề: Giải pháp phát triển bền vững ngành Thương mại điện tử Việt Nam; Cơ hội cũng như thách thức, thuận lợi của việc thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế; Cơ hội để các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng; giải pháp thanh toán số và công nghệ số, giải pháp logistics hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

MC hỏi ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp:

Có một đại biểu đã đặt câu hỏi cho Lãnh đạo Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp, hiện kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển mình hướng tới nền kinh tế số, trong đó các nhà sản xuất cũng như khách hàng đã sử dụng các công nghệ số khác nhau để thu thập thông tin, kết nối, giao dịch và phát triển sản phẩm. Và thương mại điện tử là một phần quan trọng của xu thế đó. Thưa ông có nhìn nhận và đánh giá cụ thể như thế nào về xu hướng này trong thời gian tới?

Hội thảo Thương mại điện tử - Xu thế phát triển bền vững
Ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp

Ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp: Hiện nay thương mại điện tử không chỉ hoạt động độc lập mà liên kết với nhau để đánh giá, phân tích tâm lý khách hàng. Xu thế này qua cuộc CM 4.0 ngày càng rõ nét. Việt Nam rất nhạy trong việc phân tích dữ liệu.

Thương mại điện tử không chỉ là nền tảng độc lập mà dùng nhiều công cụ kết kết hợp như trí tuệ nhân tạo (AI), các dữ liệu trên nền tảng xã hội khác để tích hợp đưa ra phân tích thị trường khách hàng. Chúng tôi khuyến khích các bạn trẻ sử dụng công nghệ trong bán hàng, xong phải xuất phát từ nhu cầu thị trường. Trong phạm vi trong nước các bạn trẻ Việt Nam đã rất nhanh nhạy trong việc đánh giá xu hướng, nhu cầu khách hàng, đánh giá khách hàng tiềm năng, các bạn trẻ, các doanh nghiệp khởi nghiệp, ươm tạo.

MC hỏi ông Nguyễn Tấn Phong - Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam: Đại biểu tham dự hội thảo ngồi dưới đây một số là doanh nghiệp họ có băn khoăn và có câu hổi dành cho Lãnh đạo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, với tiềm năng phát triển lớn nhưng rõ ràng không phải doanh nghiệp nào tận dụng thương mại điện tử đều thành công, thất bại cũng có, thách thức cũng không ít: cạnh tranh quyết liệt, đòi hỏi tiền tài, kỹ năng, chiến lược, quy trình tham gia cũng như những rủi ro pháp lý. Với góc độ Hiệp hội ông có thể gợi mở cho doanh nghiệp cần nắm bắt để có thể tận dụng và đưa ra chiến lược kinh doanh, xây dựng mô hình kinh doanh trực tuyến nói chung một cách hiệu quả nhất đối với từng đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới, nhất là trong giai đoạn phục hồi kinh tế?

Hội thảo Thương mại điện tử - Xu thế phát triển bền vững
Ông Nguyễn Thế Quang, Phó Cục trưởng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Ông Nguyễn Tấn Phong - Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam: Hiệp hội làm việc với rất nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử, trong đó rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy, để cạnh tranh được, có 2 điểm doanh nghiệp cần cố gắng vượt qua.

Thứ nhất, là hoàn thiện sản phẩm. Các sản phẩm thương mại điện tử ngày càng phong phú, mẫu mã đa dạng. Vì vậy doanh nghiệp nên tập trung nâng cao chất lượng mẫu mã, hình thức. Đặc biệt chú ý đến vấn đề pháp lý, chất lượng nền tảng thương mại điện tử. Một yếu tố nữa là văn hóa phải phù hợp.

Thứ hai, là xác định khách hàng, thị trường tiềm năng. Trong thị trường rộng lớn, các doanh nghiệp cần lựa chọn thị trường ngách, sau đó lựa chọn những sản phẩm kinh doanh phù hợp. Như sản phẩm OCOP thì sẽ bán ở sàn nào, thị trường như thế nào.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến nguồn nhân lực cho thương mại điện tử. Theo sát xu hướng của thương mại điện tử, như livestream… để có những chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp.

16h00': MC hỏi bà Ngô Thị Trúc Anh - Giám đốc Bộ phận vận chuyển Lazada Logistics: Năm qua, được xem là năm thăng hoa của sàn thương mại điện tử này với nhiều thành tích vượt trội, Lazada xứng đáng với vị thế là một trong những sàn thương mại điện tử tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số. Theo đó. thương mại điện tử đã chuyển mình từ một kênh phụ trở thành một phần cốt lõi trong chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp. Chúng tôi nhận thấy, một lợi thế đặc biệt mà Lazada đã phát huy rõ trong đợt bùng phát dịch vừa qua là việc làm chủ khâu giao vận, logistics... giúp các doanh nghiệp duy trì bán và giao hàng? Những chính sách hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu cho cả người dùng lẫn đối tác của sàn đều xoay quanh hai trụ cột: đầu tư công nghệ tiên tiến và hệ thống logistics bền vững. Bà có thể chia sẻ thêm thông tin?

Bà Ngô Thị Trúc Anh - Giám đốc Bộ phận vận chuyển Lazada Logistics: Đối với chúng tôi thì những phát triển về chiến lược bền vững đều xoay quanh công nghệ. Chúng tôi sử dụng công nghệ AI để gợi ý cho người tiêu dùng. Khi dùng công nghệ này người tiêu dùng được cá nhân hóa sở thích của họ, giúp tìm kiếm sản phẩm yêu thích, giúp giảm thiểu thời gian tìm kiếm, giúp cho nhà bán hàng nắm bắt được xu hướng phục vụ khách hàng tốt hơn.

Thứ hai là livestream hoặc là game. Thì chúng tôi kết hợp những cái kết những cái này giống như là một cái giải pháp. Như vậy thì mọi người đều ở nhà nhưng vẫn có thể lên trên mạng giải trí rồi tìm kiếm cái này tìm kiếm cái kia. Ngoài ra thì chúng tôi tạo ra công cụ giúp khách hàng có thể giải trí trong mua sắm từ đó giúp gia tăng doanh số cho nhà bán hàng.

Còn về mặt đầu tư, trong chuỗi logistics. Tôi cho rằng mặt đầu tư chuỗi logistics khi hạ tầng đáp ứng được chuỗi logistics thì sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường, giải quyết các vướng mắc của các bên như nhà bán hàng, nhà vận chuyển, người tiêu dùng.

Đối với việc phát triển logictics xanh, thời gian qua Lazada đưa ra các giải pháp thân thiện với môi trường, xanh hóa bao bì đóng gói, kết hợp với vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới, nội luật hóa các cam kết quốc tế về logistics... tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động logictics và phát triển logistics xanh tại Việt Nam.

MC hỏi bà Nguyễn Thị Bạch Yến - Phó Tổng giám đốc Công ty CP chuỗi cung ứng Smartlog Việt Nam: Công ty Cổ phần Giải pháp chuỗi cung ứng Smartlog được biết là một Startup hàng đầu tại Việt Nam tiên phong về phát triển các giải pháp công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động vận hành logistics. Các đại biểu tham dự tại đây muốn hỏi để khắc phục những tồn tại của hệ thống logistics truyền thống Smartlog Việt Nam đã dành nhiều thời gian khảo sát thị trường để xác định được rõ những khó khăn cũng như nhu cầu thực sự của các doanh nghiệp trong ngành logistics. Theo đó, thưa bà, Smartlog Việt Nam đã có những giải pháp nào tháo gỡ điểm “điểm nghẽn” cho các doanh nghiệp logistics?

Hội thảo Thương mại điện tử - Xu thế phát triển bền vững
Bà Nguyễn Thị Bạch Yến - Phó Tổng giám đốc Công ty CP chuỗi cung ứng Smartlog Việt Nam:

Bà Nguyễn Thị Bạch Yến - Phó Tổng Giám đốc Smartlog Việt Nam:

Có 3 bài toán cần giải về logistics cho các doanh nghiệp kinh doanh đa kênh. Theo phân tích trong 10 năm tới, kinh doanh truyền thống vẫn là kênh thân thiết với người dùng.

Sự phát triển của thương mại điện tử, sự đổi mới trong kinh doanh 4.0 đã tạo ra sự phức tạp trong vấn đề logistics. Hiện nay, giải pháp các doanh nghiệp đang sử dụng là đầu tư đội ngũ lớn để nhận hàng, đưa về kho và xử lý.

Tuy nhiên, theo khảo sát về chỉ số On-Shelf Availability (OSA) tỷ lệ hàng có sẵn trên kệ cho thấy bán hàng đa kênh chỉ đạt 80%. Trong khi kinh doanh truyền thống thì tỉ lệ này lên tới 98 - 99%. Chính vì vậy, Smartlog đã xây dựng phần mềm xử lý đơn hàng để các doanh nghiệp có thể kéo đơn hàng về và xử lý với tốc độ nhanh nhất.

Thứ 2 là tối ưu tồn kho. Bán hàng đa kênh tạo ra thách thức về quản lý tồn kho sao cho hiệu quả. Hiện các dn chưa tập trun gvaof viecj này dẫn đến trải nghiệm người dùng chưa tốt. Smartlog cũng có phần mềm quản lý tồn kho để tăng năng lực soạn hàng, cải thiện chi phí.

Thứ 3 là giao hàng. Kinh doanh đa kênh phụ thuộc nhiều vào đối tác vận chuyển, nhưng lại không có hệ thống xử lý kịp thời những vấn đề xảy ra khi giao hàng. Hiện nay các dn có hệ thống, song không xử lý kịp thời. Smartlog cũng có phần mềm để cải thiện việc này.

“Công nghệ là xu hướng không thể cưỡng lại của logistics, nhất là khâu hậu cần”- bà Yến khẳng định.

16h15': MC hỏi, ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp: Có khá nhiều doanh nghiệp trẻ về thương mại điện tử đã và đang thực hiện quá trình chuyển đổi số để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện hoạt động quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả. Vậy họ cần phải làm thế nào để chuyển đổi số thành công?

Ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp: Chúng tôi đã tham vấn các chuyên gia của Israel cho rằng các bạn muốn phát triển nhanh cần phải tận dụng tối đa các công cụ có sẵn để được trái nghiệm các dịch vụ cung ứng với chi phí tốt ưu nhất, rẻ nhất để tiết kiệm chi phí đầu tư và thất bại với chi phí rẻ nhất. Sau đó khi tận dụng được các nền tảng có sẵn thì vấn đề là cần cải thiện các hạn chế, tiết kiệm chi phí đầu tư từ các nền tảng sẵn có, cùng nhau giải quyết các hạn chế còn lại.

“Theo tôi các SME cần tận dụng tối đa công cụ có sẵn và đi cùng các nhà đầu tư quốc tế cải thiện các tồn tại lớn”- ông Phạm Hồng Quất đúc kết.

MC hỏi ông Nguyễn Tấn Phong - Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam: Qua 2 năm dịch, hành vi mua hàng của người tiêu dùng đã hoàn toàn thay đổi. Sự dịch chuyển mua sắm lên trực tuyến tăng nhanh gấp 3 lần so với trước đó. Doanh nghiệp đối mặt với tình huống bắt buộc phải thay đổi để tiếp cận nhóm khách hàng đã thay đổi hành vi này. Câu chuyện này được đưa ra thảo luận nhiều, theo ông đâu là định hướng và giải pháp cốt lõi trong thời gian tới?

Ông Nguyễn Tấn Phong - Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam: Sau đại dịch, hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi rất nhiều, nhiều người dùng chuyển qua mua sắm trực tuyến. Thị trường thương mại điện tử có những sự thay đổi lớn và phát triển rất nhanh. Cách thức vận hành doanh nghiệp cũng thay đổi, chủ yếu làm việc từ xa.

Nếu trước đây, mỗi ngày doanh nghiệp chỉ thực hiện 1,2 cuộc họp thì trong dịch làm tới 6,7 cuộc họp. Vừa họp vừa livestream, vừa nắm bắt thông tin từ thị trường, doanh nghiệp…. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị nền tảng về công nghệ.

Điểm thứ 2 là nguồn nhân lực. Đây là vấn đề quan trọng nhất trong phát triển thương mại điện tử thời gian sắp tới. Hiện hiệp hội đã có nhiều cuộc làm việc, đồng hành cùng nhiều trường đại học kết nối với doanh nghiệp để giải bài toán nhân lực cho ngành.

Thường sinh viên năm 4 mới đi thực tập tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiệp hội đề xuất thời gian tới, từ năm 2, các sinh viên có thể bắt tay vào thực tập tại doanh nghiệp trong những ngày sale lớn. Điều này vừa giúp giải quyết nguồn lực cho doanh nghiệp, vừa tạo cơ hội học hỏi cho sinh viên. Hi vọng sắp tới ngành thương mại sẽ không còn ngày hội tuyển dụng việc làm nữa.

MC hỏi bà Ngô Thị Trúc Anh - Giám đốc Bộ phận vận chuyển Lazada Logistics: Mùa mua sắm cuối năm đã khởi động, Lazada hỗ trợ gì cho doanh nghiệp bán hàng trên sàn vào dịp cuối năm?

Bà Ngô Thị Trúc Anh - Giám đốc Bộ phận vận chuyển Lazada Logistics: Lazada phải tìm kiếm các chương trình phù hợp cho cả người tiêu dùng và người bán hàng. Về công nghệ hỗ trợ cho nhà bán hàng: Chúng tôi đưa ra những xu hướng cho các nhà bán hàng dựa trên dữ liệu lớn từ công nghệ. Đưa ra dự đoán về sức mua và xu hướng mua hàng để chia sẻ cho các nhà bán hàng. Cụ thể là chúng tôi sẽ có gợi ý cho người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Lazada kết hợp với các nhãn hàng lớn đưa ra các chương trình khuyến mãi lớn cuối năm để hai bên cùng có lợi. Để hỗ trợ các chương trình đó chúng tôi phải chuẩn bị về kho bãi, logistic đảm bảo hàng hoá giao kịp thời cho người tiêu dùng khi lượng hàng gia tăng.

MC hỏi bà Nguyễn Thị Bạch Yến - Phó Tổng giám đốc Công ty CP chuỗi cung ứng Smartlog Việt Nam: Với mục tiêu trở thành nền tảng và hệ sinh thái tích hợp đầu tiên cho hoạt động logistics với phạm vi bao phủ lớn nhất tại Việt Nam – Đông Nam Á, thời gian tới Smartlog sẽ tăng cường việc đưa ứng dụng công nghệ để cùng song hành giúp các doanh nghiệp logistics, tạo nên một Việt Nam với chuỗi cung ứng ngày một tinh gọn, thông minh hơn. Bà có thể nói rõ hơn về mục tiêu này?

Bà Nguyễn Thị Bạch Yến - Phó Tổng giám đốc Công ty CP chuỗi cung ứng Smartlog Việt Nam: Định hướng sắp tới, công ty sẽ hợp tác mở rộng mạng lới với doanh nghiệp về công nghệ. Hiện giờ có khá nhiều giải pháp công nghệ nhưng k tập trung, nên dn sẽ hợp tác như nền tảng của VNPT để dn kinh doanh có thể lựa chọn giải pháp phù hợp. Đồng thời kết hợp với đơn vị cung cấp phần mềm kế toán như Misa để giảm thiểu chi phí và thời gian có doanh nghiệp.

Chúng tôi đã tham gia hội thảo của Cục Thông tin và Truyền thông, đơn vị cũng đã ký hợp tác chiến lược với Sở Thông tin truyền thông Quảng Ngãi, đảm bảo truyền thông, training cho ddoanh nghiệ hiểu được tầm quan trọng của phần mềm hậu cần.

Công ty đã điểm qua những trường đại học, cao đẳng có logistics để đưa các phàn mềm quản lý kho, quản lý vận tải để sinh viên có cái nhìn sát với thực tế sau khi ra trường và đi làm.

16h50': Bổ sung câu hỏi cho các doanh nghiệp, ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp đặt câu hỏi: Hiện nay trên thế giới có xu hướng các trường đại học cấp bằng, nhưng có thêm chứng chỉ thực hành tại các doanh nghiệp, và những sinh viên thực hành sẽ có phân hạng, kiểm tra. Đây là cơ hội để sinh viên được tiếp xúc trực tiếp, doanh nghiệp có cơ hội khai thác nguồn nhân lực tốt với chi phí tối ưu. Vậy nếu có trường đại học đề nghị thực hiện chương trình này, doanh nghiệp có sẵn sàng phối hợp?

Trả lời câu hỏi này, bà Nguyễn Thị Bạch Yến - Phó Tổng giám đốc Công ty CP chuỗi cung ứng Smartlog Việt Nam- cho biết: Đến hiện tại, Smartlog đã có Smartlog Academy. Hiện nay Việt Nam có khoảng 100 trường đại học, cao đẳng có đào tạo về thương mại điện tử và logistics. Đến nay doanh nghiệp đã hợp tác và cho 25/100 trường đại học dùng thử gói giáo dục. Thời gian tới, doanh nghiệp sẽ cố gắng chia sẻ để các sinh viên của 100 trường này có cơ hội học tập.

Với Lazada, bà Ngô Thị Trúc Anh - Giám đốc Bộ phận vận chuyển Lazada Logistics cho biết, doanh nghiệp thường xuyên cho sinh viên đi vận hành kho thực tế để biết và hiểu rõ.

“Xuất phát từ chính nhu cầu của doanh nghiệp. Khi tuyển dụng sinh viên mới ra trường, lượng nhân sự đáp ứng yêu cầu sơ cấp, trung cấp và cao cấp rất ít, nên doanh nghiệp đã kết hợp với 1 số trường để đào tạo lại. Với việc cho sinh viên tiếp cận và thực tập sớm, doanh nghiệp sẽ ghi nhận lại và có những thiết kế phù hợp hơn”- bà Trúc Anh chia sẻ.

Ông Đinh Việt Hòa - Chủ tịch Hội khởi nghiệp Quốc gia đặt câu hỏi với ông Nguyễn Thế Quang, Phó Cục trưởng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương: Các sàn thương mại điện tử nước ngoài hiện chiếm lĩnh thị phần vậy thị phần vậy doanh nghiệp Việt ở đâu và Cục Thương mại điện tử - Kinh tế số có chương trình hỗ trợ nào cho doanh nghiệp Việt Nam nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp?

Ông Nguyễn Thế Quang, Phó Cục trưởng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số: Câu chuyện nảy đã đề cập rất nhiều và cũng là mối quan tâm của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp thương mại điện tử.

Nhưng hiện nay chúng ta phải vẫn hảnh theo cơ chế thị trường nên không có cơ chế riêng. Việt Nam đang tập trung ưu tiên phát triển thương mại điện tử cho vùng sâu vùng xa.

Bài toán đầu tư thương mại điện tử rất nhiều tiền vì thế thị trường ngách chính là cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ phù hợp với khả năng của mình.

Chúng ta không thể kìm chế doanh nghiệp nước ngoài phát triển. Bởi chúng ta đang thực thi hội nhập nên cần có cạnh tranh công bằng. Cụ thể là các FTA đã mở ra thị trường lớn, tăng xuất khẩu chúng ta phải công bằng trong thực thi không thể hỗ trợ một cách tùy tiện, không phù hợp.

Vì thế doanh nghiệp khởi nghiệp phải lượng sức mình, tìm thị trường ngách để phát triển như vậy chúng ta vẫn có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn.

“Tại thị trường Việt Nam với 100 triệu dân có đủ nuôi sống 1 sàn thương mại điện tử không? Thị phần này là không lớn lắm. Chính vì vậy, doanh nghiệp công nghệ nhìn thị trường đầu ra phải hướng đến thị trường toàn cầu thay vì chỉ tập trung ở Việt Nam hay địa phương. Điển hình như đất nước Singapore họ chỉ có 10 triệu dân, hay Israel chỉ có 7 triệu dân, song thị trường thương mại điện tử vẫn rất phát triển. Và phương pháp mà họ làm là nhìn ra thị trường toàn thế giới. Các doanh nghiệp nên hội nhập và cùng nhau phát triển thay vì cho ra những sàn mới. Một điều quan trọng nữa là cần chú ý việc đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai, phải học và vượt trội lên. Cần tận dụng công nghệ và người dùng Việt Nam để tìm đường phát triển riêng cho mình”- ông Nguyễn Thế Quang nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Thế Quang, qua chia sẻ của các vị diễn giả, có thể khẳng định, thương mại điện tử là cơ hội để thúc đẩy nền kinh tế số, là môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng các mô hình kinh doanh. Sự phát triển song song giữa thương mại truyền thống và thương mại điện tử, các vấn đề trong giao dịch thương mại điện tử phát sinh cũng là bài toán được đặt ra với cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý và bảo vệ người tiêu dùng.

Với việc hoàn thiện những sửa đổi trong Nghị định 52/NĐ-CP cũng như các nhóm giải pháp trong hệ sinh thái “Phát triển nền tảng tín nhiệm thương mại điện tử” ở Việt Nam sẽ góp phần xây dựng một thị trường trực tuyến lành mạnh, bền vững tạo dựng lòng tin đối với người tiêu dùng, hỗ trợ các doanh nghiệp và mang đến những phát triển vượt bậc cho bức tranh thương mại điện tử ở Việt Nam.

Sự phát triển của thương mại điện tử đã và đang tạo ra những thách thức không nhỏ cho việc xây dựng một thị trường trực tuyến lành mạnh ở Việt Nam. Dựa trên mục tiêu đã đề ra trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, một thị trường thương mại điện tử an toàn, lành mạnh là điều hoàn toàn có thể thực hiện khi có sự vào cuộc đồng bộ của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, địa phương và những doanh nghiệp đã, đang và sẽ tham gia vào thị trường trực tuyến.

Hy vọng rằng những chia sẻ vừa rồi của các diễn giả sẽ giúp doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại điện tử, các doanh nghiệp thương mại điện tử nhỏ và vừa tìm được giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong thời gian tới.

Nhóm PV

Theo: Báo Công Thương