Tham dự Hội nghị gồm có: Đồng chí Trần Sỹ Thanh – Chủ tịch UBND TP Hà Nội; đồng chí Phạm Tất Thắng- Phó trưởng ban Thường trực ban dân vân TW; đồng chí Đỗ Ngọc An- Phó uỷ Ban Kinh tế TW; đồng chí Trần Duy Đông- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch; đồng chí Hà Kim Ngọc Thứ trưởng Bộ ngoại giao; Đồng chí Phan Tấn Công- Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam…
Phát biểu và khai mạc chương trình đồng chí Phạm Tấn Công- Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ,
“ Lời đầu tiên tôi xin nhiệt liệt chúc mừng toàn thể các doanh nhân nhân ngày Doanh nhân Việt Nam. Từ năm 2004, ngày 13/10 cũng được coi là “ngày Tết” của giới doanh nhân Việt Nam và trong dịp “Tết doanh nhân”. Năm nay, chúng ta vui mừng đón nhận một món quà hết sức đặc biệt từ Đảng, Nhà nước – đó là một nghị quyết mới về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới thay cho Nghị quyết 09 được ban hành cách đây 12 năm.”
Đồng chí Phạm Tấn Công- Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). |
Đầu những năm 1990, sau khi Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân được ban hành, bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước, trong toàn quốc chúng ta chỉ có khoảng 5000 doanh nghiệp tư nhân. Ngày hôm nay, khu vực kinh tế tư nhân đã có tới gần 900 nghìn doanh nghiệp, cùng với các DNNN, các DN FDI, các HTX tạo thành lực lượng hùng hậu thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, đưa quy mô GDP Việt Nam nằm trong TOP40 của thế giới, quy mô thương mại quốc tế nằm trong TOP20 của thế giới, sản phẩm Việt Nam tự hào vươn ra thị trường toàn cầu, đến mọi châu lục, đồng thời cũng đáp ứng tốt các nhu cầu trong nước. Đời sống nhân dân được cải thiện vượt bậc, GDP bình quân đầu người năm 2022 đạt 4.110 USD, tăng 48 lần so với năm 1986.
Với nhìn nhận doanh nghiệp là lực lượng chủ lực trong xây dựng kinh tế, thì doanh nhân chính là lực lượng nòng cốt giữ vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành đội ngũ doanh nghiệp của đất nước. Với số lượng doanh nghiệp hiện nay, đội ngũ doanh nhân là lãnh đạo doanh nghiệp đã đạt con số 2 tới 3 triệu người, còn nếu tính tất cả những người làm kinh doanh, những hộ kinh doanh cá thể thì đội ngũ doanh nhân có thể đạt tới 10 triệu người. Đây là một nguồn nhân lực đặc biệt của đất nước, có vai trò quan trọng trong thực hiện công nghiệp hoá, HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập của nước Việt Nam thời kỳ mới.
ông Phạm Tấn Công cũng nhận mạnh. “Bộ Chính trị đã ký ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Nghị quyết có những nội dung mới về quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong giai đoạn sắp. Đây không chỉ là những nội dung mới mà còn rất quyết liệt, rất trúng mong đợi của giới doanh nhân và xã hội”.
Cũng tại Hội nghị, Chủ tịch VCCI đã đưa ra một số vấn đề để các các hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nhân trao đổi. Cụ thể:
Thứ nhất, về công tác xây dựng các hiệp hội doanh nghiệp vững mạnh.
Theo 1 khảo sát gần đây do Viện Phát triển Doanh nghiệp của VCCI thực hiện, năng lực tham gia ý kiến và đề xuất xây dựng chính sách pháp luật được các doanh nghiệp đánh giá yếu nhất trong các năng lực của phần lớn hiệp hội doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để chúng ta cải thiện tình hình này? VCCI với bộ máy cán bộ, chuyên gia đông nhất, với năng lực nghiên cứu chính sách mạnh nhất, có thể cùng phối hợp, hỗ trợ các hiệp hội doanh nghiệp trong nghiên cứu và đề xuất, phản biện và tham mưu chính sách cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong từng lĩnh vực chuyên ngành hoặc địa phương của hiệp hội doanh nghiệp.
Thứ hai, về liên kết, hợp tác giữa các hiệp hội và giữa các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một nội dung mà được phần lớn các doanh nghiệp đánh giá là còn yếu so với các nước khác. Vậy chúng ta cần làm gì, làm như thế nào cải thiện tình hình, vì trong hội nhập quốc tế, chúng ta phải vừa cạnh tranh, vừa liên kết thì mới có thể thành công.
Với vai trò, trách nhiệm được giao là tổ chức quốc gia đại diện cho công đồng doanh nhân, doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp và giới sử dụng lao động tại Việt Nam, VCCI dự kiến bắt đầu từ hội nghị này, định kỳ hàng năm sẽ tổ chức gặp gỡ lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp trong toàn quốc để chúng ta cùng trao đổi, thảo luận về thúc đẩy hợp tác, liên kết giữa các hiệp hội và doanh nghiệp, nâng cao chất lượng hỗ trợ hội viên và thúc đẩy phát triển đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của hội nhập và phát triển đất nước.
Thứ ba, về phát triển doanh nhân, doanh nghiệp và kinh tế đất nước. Hiện nay kinh tế nước ta và thế giới đều đang gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp lại càng khó khăn. Nhưng Bối cảnh thế giới có nhiều khó khăn cũng đang tạo ra cơ hội lịch sử cho Việt Nam tham gia và tạo vị thế mới trong các chuỗi giá trị quốc tế.
Sự đứt gãy và sắp xếp lại của chuỗi cung ứng quốc tế do dịch covid-19 và do xung đột địa chính trị đang tạo ra cơ hội hiếm có để Việt Nam đón nhận làn sóng các nhà đầu tư, dòng vốn và công nghệ đang tìm điểm đến mới. Vậy Việt Nam nên làm gì, các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để vượt qua giai đoạn khó khăn này, đồng thời nắm bắt cơ hội phát triển từ trật tự kinh tế mới, từ các xu thế phát triển mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn.
Thứ tư, về xây dựng đạo đức doanh nhân, văn hoá kinh doanh Việt Nam, phát triển doanh nghiệp bền vững. Càng ngày chúng ta càng nhận thức vai trò và giá trị của văn hoá kinh doanh. Để hội nhập quốc tế thành công và phát triển bền vững, doanh nhân, doanh nghiệp phải trang bị cho mình bản sắc văn hoá kinh doanh.
Đạo đức doanh nhân là yếu tố cốt lõi để xây dựng văn hoá kinh doanh, văn hoá kinh doanh lại là yếu tố nền tảng để phát triển doanh nghiệp bền vững. Đề nghị các doanh nhân, các hiệp hội chúng ta hãy cùng thảo luận về tầm quan trọng và cách thức để cùng nhau xây dựng triết lý và văn hoá kinh doanh riêng của doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, tạo thêm sức mạnh mềm cho doanh nghiệp trong hội nhập và phát triển, đồng thời đưa văn hoá kinh doanh của giới doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam xứng tầm với tương lai nước ta sẽ trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.
Thứ năm, là các đề xuất và kiến nghị. Trong mỗi nội dung, đề nghị các doanh nghiệp vừa nêu vấn đề, chia sẻ kinh nghiệm thực tế, đồng thời cũng đưa ra các đề xuất, kiến nghị, các giải pháp. Trình bày các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và đưa ra các sáng kiến, đề xuất giải pháp hoặc kiến nghị chính sách hỗ trợ để giúp doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp giải quyết được các khó khăn, vướng mắc đó. Đây có thể là các kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Chính phủ hoặc với VCCI.
Tại thời điểm Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty năm 1990 có hiệu lực (năm 1991), số doanh nghiệp của cả nước chỉ khoảng 5.000 DN. Trong 10 năm tiếp theo, số doanh nghiệp tăng gần 56 lần, lên 279.360 DN (năm 2010). Tính đến thời điểm 31/12/2022, số doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế là 895.876 DN, tăng hơn 3 lần (tương ứng với hơn 600 nghìn DN) sau 12 năm, bình quân tăng gần 10,20%/năm.
Trong đó, số doanh nghiệp hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) đến hết năm 2021 là 718.697 DN, tăng hơn 2,5 lần (tương ứng với hơn 430 nghìn DN) so với năm 2010, bình quân tăng 8,97%/năm. Số doanh nghiệp hoạt động tăng trưởng khá một phần là nhờ những diễn biến sôi động của hoạt động đăng ký kinh doanh, nhất là khi số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới có xu hướng ngày một tăng lên theo số tuyệt đối.
Tính lũy kế đến hết tháng 6 năm 2023, cả nước đã có 1.881.891 DN đăng ký thành lập từ trước đến nay, Trong đó, chỉ trong thời gian gần 13 năm từ năm 2011-6/2023, đã có 1.376.534 DN thành lập mới, chiếm gần 73,15% tổng số DN thành lập từ trước đến nay. Trong giai đoạn 2011-2022, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới hàng năm tăng gần 1,92 lần, từ 77.548 DN lên 148.533 DN, bình quân tăng 6,09%/năm (thấp hơn so với mức tăng 18,20%/năm ở giai đoạn 2001-2010), mỗi năm có khoảng 108.388 DN được thành lập.
Tiểu Vy
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|