Tham dự hội nghị còn có các đại diện của Vụ Thanh toán, Cục Công nghệ thông tin và Vụ Hợp tác quốc tế tham dự Hội nghị.
Hội nghị năm nay có chủ đề “Tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành (Central bank digital currency - CBDC) tại các nền kinh tế thị trường mới nổi” do ông Hyun Song Shin, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế chủ trì, điều phối. Hội nghị bao gồm sáu phiên thảo luận về tình hình kinh tế ở các nền kinh tế thị trường mới nổi, các mục tiêu chính của đồng CBDC, mối quan hệ của đồng CBDC và tài chính toàn diện, vấn đề quản trị dữ liệu đối với đồng CBDC, các tác động đối với hệ thống tài chính và ngân hàng cùng với khía cạnh xuyên biên giới của đồng CBDC.
Trong hai ngày diễn ra Hội nghị, các Phó Thống đốc đã trao đổi, cập nhật diễn biến kinh tế vĩ mô và lạm phát ở các nước thành viên đồng thời dự báo khả năng phục hồi sau đại dịch. Liên quan đến vấn đề CBDC, các đại biểu đã sôi nổi chia sẻ các đánh giá, nhận định về vai trò và khả năng phát hành đồng CBDC ở quốc gia mình cũng như động cơ và kỳ vọng đối với đồng CBDC ở từng quốc gia.
Nhiều nghiên cứu cho rằng sự ra đời của đồng CBDC nhằm giải quyết những yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số như thúc đẩy tài chính toàn diện, đổi mới sáng tạo, tích hợp, mở rộng hệ sinh thái số và thanh toán xuyên biên giới….
Tuy nhiên, việc phát hành và sử dụng đồng CBDC cũng đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và xử lý như việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, hài hòa hóa mô hình thiết kế đồng CBDC với điều kiện hạ tầng kỹ thuật, tốc độ phát triển của nền kinh tế số cũng như mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia, cách thức chuẩn bị nguồn lực triển khai các nhiệm vụ liên quan đến đồng CBDC, cơ chế hợp tác, trao đổi thông tin giữa các ngân hàng trung ương…
Do chủ đề CBDC còn khá mới mẻ ở nhiều quốc gia nên bước đầu Hội nghị mới chỉ dừng lại ở các trao đổi mang tính chia sẻ quan điểm và cập nhật tình hình xây dựng và phát triển CBDC ở một số nước. Trong tương lai, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế sẽ tiếp tục tổ chức các Hội nghị khác liên quan nhằm giúp các nước thành viên sớm phát triển và hoàn thiện đồng tiền kỹ thuật số của quốc gia mình.
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế trụ sở tại Basel, Thụy Sỹ được thành lập từ năm 1930. Đây là tổ chức quốc tế của các Ngân hàng Trung ương có vai trò thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các ngân hàng trung ương và các cơ quan khác để ổn định tài chính và tiền tệ. Đến nay, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế có 63 thành viên chính thức. Việt Nam đã gia nhập tổ chức này từ tháng 10/2020.
26 nền kinh tế thị trường mới nổi của BIS bao gồm An-giê-ri, Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Chi-lê, Trung Quốc, Cô-lôm-bi-a, Séc, Hồng Kông (Trung Quốc), Hung-ga-ri, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, I-xra-en, Hàn Quốc, Ma-lay-xi-a, Mê-hi-cô, Pê-ru, Phi-líp-pin, Ba Lan, Nga, Ả-rập Xê-út, Xing-ga-po, Nam Phi, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất và Việt Nam.
PV
Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|