Khu liên hợp Dung Quất 1: HPG đầu tư vào cảng biển nước sâu
Giai đoạn 1 của Khu liên hợp Dung Quất 1 (KLHDQ 1) đã đi vào hoạt động với mức công suất tối đa từ tháng 12/2019 còn giai đoạn 2 đã bắt đầu đi vào hoạt động thương mại vào tháng 11/2020
Hai lò cao của Giai đoạn 1 (thép xây dựng với công suất thiết kế hàng năm là 2 triệu tấn) đã bổ sung thêm mức công suất 3 triệu tấn/năm vào tổng công suất thép xây dựng theo thiết kế của HPG và nâng tổng số này lên mức 5,8 triệu tấn/năm.
HPG đã tung ra các sản phẩm thương mại của Giai đoạn 2 (HRC với công suất thiết kế hàng năm là 2 triệu tấn) vào tháng 11/2020. Đáng chú ý, về công suất thiết kế ban đầu, với mỗi giai đoạn của KLHDQ1, công suất thực tế có thể lên tới 2,8 triệu tấn - tương đương với mức tổng công suất 5,6 triệu tấn/năm cho toàn bộ khu liên hợp.
Ngoài các cơ sở sản xuất thép chính, HPG còn đầu tư vào cảng biển nước sâu của KLHDQ (gồm 11 bến có thể tiếp nhận tàu trọng tải lên đến 200.000 DWT), nhà máy điện (có thể cung cấp tới 70% nhu cầu điện của KLHDQ), và cơ sở xử lý chất thải.
Khu liên hợp Dung Quất 2: Giai đoạn 1 và 2 hoàn thành lần lượt 80% và 50%
Khu liên hợp Dung Quất 2 (KLHDQ 2) sẽ có tổng công suất là 5,6 triệu tấn/năm, bao gồm 4,6 triệu tấn sản phẩm thép dẹt và 1 triệu tấn thép xây dựng chất lượng cao và các sản phẩm thép khác. Tổng vốn đầu tư cho dự án này được để xuất ở mức 85 nghìn tỷ đồng - với 70 nghìn tỷ đồng cho vốn đầu tư XDCB và 15 nghìn tỷ đồng cho vốn lưu động. Cơ sở mới này sẽ trải rộng trên diện tích 284 ha, và được đặt gần KLHDQ 1 hiện tại (430 ha).
Đến cuối quý 2/2022, HPG đã lựa chọn được nhà thầu xây dựng cũng như nhà cung cấp máy móc thiết bị chính; và đã bắt đầu xây dựng vào tháng 5/2022.
Tính đến ngày 15/3, KLHDQ2 đã hoàn thành 48% giai đoạn 1 (lò đầu tiên trong tổng số 2 lò cao của KLHDQ 2), dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024 và đưa vào vận hành vào quý 1/2025. Giai đoạn 2 (lò cao thứ 2) dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025.
Tính đến đầu tháng 10/2024, tỷ lệ hoàn thành của Giai đoạn 1 và Giai đoạn 2 đã lần lượt đạt 80% và 50%. Dựa trên tiến độ hiện tại, HPG kỳ vọng Giai đoạn 1 sẽ thực hiện chạy thử sản phẩm vào cuối năm 2024. Theo đó, giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của KLHDQ 2 có thể bắt đầu đóng góp vào KQKD của HPG từ đầu năm 2025 – 2026.
Công suất sản xuất thép của HPG |
Kim ngạch xuất khẩu thép Trung Quốc tăng dấy lên lo ngại về khả năng vận hành thương mại KLHDQ 2
KLHDQ 2 có hai lò cao so với bốn lò ở KLHDQ 1. Trong khi tổng công suất của KLHDQ 1 và KLHDQ 2 tương đương nhau thì công suất mỗi lò cao của KLHDQ 2 lại gấp đôi so với KLHDQ 1. Do lò cao của KLHDQ 2 có kích thước lớn hơn nên KLHDQ 2 sẽ có tốc độ chuyển đổi nguyên liệu cao hơn, tiêu thụ ít năng lượng hơn, vận hành ổn định hơn, dẫn đến việc tạo ra thành phẩm có chất lượng cao hơn và đồng nhất hơn.
Tất cả những điểm này dẫn đến việc mức chênh lệch đầu vào - đầu ra của KLHDQ 2 sẽ cao hơn so với KLHDQ 1 khi có cùng mức giá nguyên liệu đầu vào.
HPG đặt mục tiêu sẽ đa dạng hóa hơn nữa cơ sở khách hàng xuất khẩu của HRC sang Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ |
Không giống như thép xây dựng (thép thanh và thép dây) có thị trường chính là thị trường trong nước, HRC được bán cho cả các nhà sản xuất tôn mạ trong nước và xuất khẩu. Hiện thị trường xuất khẩu HRC chính của HPG là EU, Mỹ, Đông Nam Á, Mexico.
Với việc KLHDQ 2 dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2025, HPG đặt mục tiêu sẽ đa dạng hóa hơn nữa cơ sở khách hàng xuất khẩu của HRC sang Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ. Sự đa dạng hóa này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro tập trung và giảm khả năng bị đánh thuế chống bán phá giá hoặc các biện pháp thương mại hạn chế khác từ các quốc gia nhập khẩu.
Do kim ngạch xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng, được thúc đẩy bởi những thách thức từ thị trường BĐS của quốc gia này, các quốc gia nhập khẩu có thái độ ngày càng thận trọng về các tác động lên ngành thép trong nước.
Điều này đã dẫn đến nhiều cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép nhập khẩu, bao gồm cả HRC của Việt Nam. Ví dụ, vào đầu tháng 8/2024, Ủy ban Châu Âu đã mở một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Việt Nam, Ai Cập, Ấn Độ, và Nhật Bản. Hai tuần sau đó, Ấn Độ cũng tiến hành một cuộc điều tra tương tự nhằm vào HRC có xuất xứ từ Việt Nam.
Các diễn biến trên đã làm dấy lên các lo ngại về thời điểm hoàn tất giai đoạn 1 của KLHDQ 2, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2025, và sẽ bổ sung thêm 2,3 triệu tấn vào công suất HRC thực tế hiện tại là 2,8 triệu tấn. Các lo ngại chính bao gồm tác động tiềm ẩn lên nhu cầu về sản lượng bán hàng, từ đó gây ảnh hưởng lên hiệu suất hoạt động, và tác động dự kiến lên giá bán trung bình.
Dự án thép 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát gặp khó về nguồn điện Dự án thép Hòa Phát Dung Quất 2 gặp khó khăn về điện, nước. Quảng Ngãi đang đẩy nhanh giải quyết vướng mắc, đảm bảo ... |
Tháo gỡ vướng mắc cho hai dự án lớn tại Khu kinh tế Dung Quất Quảng Ngãi tháo gỡ vướng mắc hai dự án lớn tại Khu kinh tế Dung Quất, đảm bảo tiến độ triển khai và bàn giao ... |
Tiến Nam