Trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội: Chưa thực sự có công cụ đủ mạnh để phòng ngừa, ngăn chặn Sửa đổi Luật Bảo hiểm Xã hội: Phải đảm bảo chính sách là giải pháp lâu dài cho người lao động |
Giai đoạn 2020 - 2023, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình đã tham mưu ban hành 27 văn bản và phối hợp các sở, ban, ngành ban hành 22 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về Bảo hiểm xã hội. Đồng thời, phối hợp tổ chức 1.508 hội nghị tuyên truyền tập huấn, tư vấn, đối thoại, tọa đàm, hội thảo… về chính sách Bảo hiểm xã hội với sự tham gia của 85.126 lượt người.
Các chỉ tiêu bao phủ Bảo hiểm xã hội cơ bản đều tăng so với cùng kỳ. Tính đến ngày 30/6/2023, số người tham gia Bảo hiểm xã hội là 91.386 người, đạt 20,37% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 7.051 người so với năm 2020.
Cụ thể, theo Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình, trong 6 tháng đầu năm 2023, công tác thu, phát triển người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp đạt được 1 số kết quả tích cực. Số người tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc là 78.527 người, đạt 95% kế hoạch; số người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện là 12.859 người, đạt hơn 78%. Cùng với đó, số người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp là 70.045 người, đạt hơn 90% kế hoạch; số người tham gia Bảo hiểm Y tế là 777.730 người, đạt 94,36%.
Ngoài ra số thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp lũy kế đến kỳ báo cáo là hơn 1.000 tỷ đồng, đạt 44,66% kế hoạch giao.
Hòa Bình: Tiếp tục đổi mới, đa dạng hình thức tuyên truyền người dân tham gia Bảo hiểm xã hội |
Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hoà Bình đã giải quyết cho 3.381 lượt người hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội, giảm 44,1% so với cùng kỳ… Bảo hiểm xã hội tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình và phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc chỉ đạo và thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế…
Tuy nhiên, so với tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm xã hội bình quân toàn quốc, Hòa Bình là địa phương có tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm xã hội thấp. Tổng số thu Bảo hiểm xã hội tỉnh giai đoạn 2020 - 2023 là 4.269.004 triệu đồng.
Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện chế độ, chính sách, các gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động được kịp thời, đúng kế hoạch đề ra; quản lý và sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật. Trung bình mỗi năm Bảo hiểm xã hội tỉnh giải quyết khoảng 40 nghìn lượt người hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội với số tiền chi trả khoảng 2.000 tỷ đồng/năm.
Mặt khác, việc tăng cường cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện nghiêm túc, hoàn thành đúng kế hoạch theo nội dung tại Đề án 06 của Chính phủ…
Cùng với kết quả đạt được, tỷ lệ lực lượng lao động tham gia Bảo hiểm xã hội thấp; tình trạng chậm đóng, nợ đọng Bảo hiểm xã hội vẫn còn xảy ra. Trong các doanh nghiệp, hiện tượng chiếm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội, tình trạng nợ đọng, trốn đóng Bảo hiểm xã hội vẫn là vấn đề bức xúc, ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các văn bản chính sách về Bảo hiểm xã hội ở một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm, nhận thức của người lao động và nhân dân về chính sách Bảo hiểm xã hội còn chưa đầy đủ…
Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Hoà Bình đề nghị các phòng, ban Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp chặt chẽ với các sở ngành, cấp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế trên địa bàn.
Cùng với đó, triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển người tham gia, đôn đốc thu, giảm số tiền đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp. Đồng thời, tiếp tục đổi mới, đa dạng hình thức, phương pháp tuyên truyền đến người dân tham gia bảo hiểm hiệu quả hơn nữa.
Vừa qua, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với chính quyền địa phương tập trung tuyên truyền đến các doanh nghiệp, các đơn vị, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng người lao động thực hiện tham gia bảo hiểm đầy đủ, tránh tình các doanh nghiệp trốn, không đóng bảo hiểm cho người lao động, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của công nhân và người lao động…
Theo ông Sơn, thời gian tới, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân các xóm, xã của 10 huyện/thành phố tham gia bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm tự nguyện; Xây dựng kịch bản tuyên truyền các chính sách và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm đến các trưởng xóm, Bí thư chi bộ, già làng uy tín vận động bà con tham gia.
Đồng thời, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình cũng đã tham mưu với Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quyết định hỗ trợ các đối tượng trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp tham gia bảo hiểm đạt kết quả tích cực.
Từ ngày 1/7 mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng. Đối với trường hợp người lao động nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội có mức lương tính bình quân để hưởng theo bảng lương ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì được tính lương hưu và trợ cấp Bảo hiểm xã hội, phụ cấp khu vực, tiền trợ cấp, ngành Bảo hiểm xã hội đã thực hiện áp dụng tính trên mức lương cơ sở mới là 1.800.000 đồng. Còn đối với người tham gia Bảo hiểm y tế được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh một lần thấp hơn 15% mức lương cơ sở (từ 1/7/2023 là 270.000 đồng). Người bệnh tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên, có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở tương đương 10.800.000 đồng từ ngày 1/7… |
Nhật Khôi
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|