Ho sốt, đau rát cổ: Có thể là triệu chứng do liên cầu khuẩn

(Banker.vn) Liên cầu khuẩn streptococcus cũng có thể gây viêm họng với triệu chứng ho sốt, đau rát cổ họng, thường do cùng một tác nhân là virus gây ra.
Người bán thịt lợn tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn tại Hà Nội Trẻ bị viêm phế quản cấp cần được điều trị như thế nào?

Viêm họng do liên cầu khuẩn có nguy hiểm không?

Bác sĩ chuyên khoa I Lê Văn Quảng - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Nha Trang - chia sẻ: Vi khuẩn gây viêm họng liên cầu thường có trong mũi và họng, nên những hành vi bình thường như sổ mũi, ho, hay lắc vẫy tay có thể phát tán lây nhiễm từ người này sang người khác. Người bị viêm họng liên cầu không điều trị có thể phát tán lây nhiễm khi các triệu chứng trở nên trầm trọng, nhưng vẫn có thể lây nhiễm cho người khác đến 3 tuần.

Ho sốt, đau rát cổ: Có thể là triệu chứng do liên cầu khuẩn
Ho sốt, đau rát cổ... có thể là triệu chứng của viêm họng do liên cầu khuẩn

Viêm họng do liên cầu khuẩn thường có triệu chứng nặng hơn so với các nguyên nhân khác. Nguy hiểm hơn, nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn tới các biến chứng như: Nhiễm trùng ở amidan, tai, máu, da, xoang; sốt thấp khớp có thể dẫn tới đau khớp và viêm, phát ban, thậm chí làm tổn hại cho van tim.

Streptococcus nhiễm trùng có thể dẫn đến bệnh viêm nhiễm khác như: Bệnh ban đỏ - một căn bệnh đặc trưng bởi phát ban, viêm thận.

Viêm họng do liên cầu khuẩn streptococcus là bệnh nhiễm trùng ở cổ họng do vi khuẩn gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở độ tuổi 5 - 15.

Biểu hiện viêm họng do liên cầu khuẩn khác nhau ở mỗi người. Một số người gặp các triệu chứng nhẹ như đau họng. Những người khác lại có các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm sốt và khó nuốt.

Dấu hiệu phổ biến nhận biết viêm họng do liên cầu khuẩn, bao gồm: Sốt đột ngột, sốt cao từ 38 độ C trở lên; ho khan, ho có đờm; có hạch nổi ở cổ họng; sưng hạch bạch huyết ở cổ; đau đầu, ớn lạnh; thấy các mảng đỏ và đốm trắng ở cổ họng; khó nuốt, đau khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống; phát ban; đau cơ và cứng cơ…

Tuy nhiên, không phải ai nhiễm vi khuẩn streptococcus đều bị viêm họng liên cầu khuẩn. Nói cách khác, người bị bệnh có thể mang vi khuẩn và truyền qua cho người khác nhưng không biểu hiện bệnh.

Vì vậy, nếu bản thân hoặc trẻ có dấu hiệu, triệu chứng của viêm họng, cần gặp bác sĩ để điều trị kịp thời. Nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng đáng tiếc, thậm chí có thể nhiễm trùng huyết.

Các phòng tránh và điều trị

Viêm họng do liên cầu khuẩn hầu hết đều được điều trị bằng thuốc. Hiện nay, có nhiều loại thuốc điều trị hữu hiệu được bác sĩ điều trị chỉ định phù hợp, nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh.

Ví dụ như: Penicillin: Thuốc này có thể được bằng cách tiêm ở một số trường hợp như trẻ con, những người đang có một thời gian khó nuốt hoặc nôn mửa từ viêm họng.

Amoxicillin: Thuốc này trong cùng một loại như penicillin, nhưng thường là một lựa chọn ưa thích dành cho trẻ em vì nó có vị tốt hơn và có sẵn như là viên.

Nếu như người bệnh bị dị ứng với penicillin, bác sĩ có thể kê một cephalosporin như cephalexin (KEFLEX); Erythromycin; Azithromycin (Zithromax).

Nếu viêm họng liên cầu ở trẻ em điều trị kháng sinh cảm thấy khỏe và không bị sốt, thường có thể trở lại trường học hay chăm sóc trẻ khi không còn bị lây nhiễm - thường là 24 giờ sau khi bắt đầu điều trị.

Thuốc giảm triệu chứng: Ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác). Acetaminophen (Tylenol, những loại khác), tuy nhiên cần cẩn thận với acetaminophen, bởi các nguy cơ của hội chứng Reye, một bệnh có khả năng đe dọa tính mạng, không được dùng aspirin cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.

Thuốc kháng sinh sẽ nhanh chóng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng. Bên cạnh đó, người bệnh nên thực hiện lối sống lành mạnh để hỗ trợ quá trình điều trị thật hiệu quả, nhanh chóng, cụ thể.

Ho sốt, đau rát cổ: Có thể là triệu chứng do liên cầu khuẩn
Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng nói chung và viêm họng do liên cầu khuẩn nói riêng

Người bệnh cần có chế độ ngủ, nghỉ ngơi khoa học, đủ tiêu chuẩn 6 - 8 tiếng/ngày để cơ thể có đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn.

Bên cạnh đó, cần giữ họng ẩm, không để họng bị khô và ngăn ngừa mất nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước hàng ngày. Ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt, ưu tiên các thực phẩm bổ dưỡng và nhẹ nhàng như cháo, súp, ngũ cốc, các loại sinh tố, nước ép rau củ quả. Đặc biệt các loại thực phẩm đều phải được chế biến kỹ, chín mềm và đảm bảo vệ sinh.

Nên hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, có tính axit cao như cam, chanh… sẽ làm tổn thương cổ họng. Hàng ngày nên vệ sinh cổ họng bằng nước muối ấm 2 - 3 lần/ngày.

Để ngăn ngừa viêm họng do liên cầu khuẩn một cách hiệu quả, mỗi người cần có ý thức trong việc tự bảo vệ bản thân bằng cách thực hiện rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng nói chung và viêm họng do liên cầu khuẩn nói riêng. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.

Tâm An

Theo: Báo Công Thương