Khi có những tín hiệu nâng tỷ giá, nhà đầu tư hướng sự chú ý của mình tới ngành xuất nhập khẩu. Trong đó một số những nhóm ngành được kỳ vọng cao do đóng góp trực tiếp vào GDP cả nước đồng thời doanh thu cũng được hưởng lợi từ việc tỷ giá tăng. Vậy trong môi trường tỷ giá tăng liệu việc đầu tư cổ phiếu XNK nào đang đem lại hiệu quả đầu tư vượt trội?
Trong số các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán, đóng góp cho trị giá xuất khẩu cao nhất cả nước là các doanh nghiệp thuộc 5 nhóm ngành chính: Dệt may, Gỗ, Sắt thép, Hải sản và Gạo. Theo tổng hợp quan sát, có 3 thời điểm tỷ giá có xu hướng tăng mạnh sau:
• Thời điểm 1: Năm 2015 tỷ giá USD/VND có mức tăng mạnh nhất trong tháng 8 từ 22.070 lên 22.710 trong tháng 9 tương đương ~3%.
• Thời điểm 2: Năm 2018 tỷ giá USD/VND có mức tăng mạnh nhất trong tháng 6 từ 22.892 lên 23.335 trong tháng 8 tương đương ~2%.
• Thời điểm 3: Năm 2022 tỷ giá USD/VND có mức tăng mạnh nhất trong tháng 2 từ 22.840 lên 23.800 trong tháng 9 tương đương ~ 4%.
Quan sát diễn biến giá của các cổ phiếu thuộc 5 nhóm ngành trên từ lúc tỷ giá có dấu hiệu tăng đột biến qua các mốc thời gian sau đó T+3, T+6, T+15 và End (thời điểm tỷ giá đạt đỉnh), kết quả được phản ánh theo thống kê dưới đây:
Theo thống kê trên có thể thấy, cổ phiếu của các nhóm ngành xuất khẩu phản ứng khá tương đồng với sự thay đổi của tỷ giá. Ở thời điểm T+3, các nhóm cổ phiếu như gạo, gỗ, dệt may có phản ứng tăng khá nhạy theo tỷ giá USD/VND. Đa số các cổ phiếu đều có trạng thái tăng nhẹ tính từ thời điểm T+3 đến T+6 trong môi trường tỷ giá tăng đều. Giá của cổ phiếu chỉ thực sự tăng mạnh giai đoạn T+15 khi tỷ giá vượt xa so với thời điểm ban đầu (mức tăng từ 0,9% đến 1,5%). Các cổ phiếu thuộc nhóm ngành Sắt thép, Hải sản luôn dẫn đầu tăng trưởng với mức tăng có thể lên tới lần lượt là 10% và 6%. Bên cạnh đó, gạo và Dệt may cũng là 2 ngành có thể đem tới lợi nhuận cho nhà đầu tư khi tỷ giá dao động trong ngưỡng 0,9% đến 1,5%.
Tuy nhiên trong môi trường tỷ giá biến động liên tục tăng cao, đây lại là dấu hiệu không mấy tích cực cho cả thị trường. Tỷ giá tăng cao kéo dài qua nhiều tháng lại chính là nguyên nhân chính dẫn tới suy thoái kinh tế hoặc lạm phát tăng cao ở các nước nhập khẩu. Điều này cũng làm dấy lên lo ngại của các nhà đầu tư trong việc giảm sút số lượng các đơn hàng xuất khẩu và tình trạng tiêu thụ các mặt hàng này ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu. Cụ thể nếu tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu ngành xuất khẩu đến khi tỷ giá đạt mức trên 1,8%, các mã cổ phiếu xuất khẩu sẽ có mức giảm giá rất sâu, nhất là cổ phiếu ngành thép (-47%). Điểm sáng duy nhất là ngành hải sản vẫn duy trì ổn định với mức biến động về giá thấp.
Tóm lại, các mã cổ phiếu xuất khẩu đều có phản ứng khá tương đồng với tỷ giá USD/VND trong một khoảng thời gian ngắn. Trong đó, nhóm ngành sắt thép và hải sản luôn cho hiệu suất đầu tư cao nhất. Tuy nhiên trong môi trường tỷ giá tăng kéo dài sẽ tác động khó lường đối với toàn ngành xuất khẩu.
Dựa vào bài nghiên cứu này, nhà đầu tư có thể lựa chọn hành động phù hợp với khẩu vị rủi ro của mình. Trong trường hợp thị trường có tín hiệu không tốt từ thị trường ngoại hối, nhà đầu tư dài hạn nên cẩn trọng hơn với các cổ phiếu đang nắm giữ thuộc danh mục nhóm ngành xuất nhập khẩu.
Phương pháp giao dịch cho các cổ phiếu dao động trong biên độ (sideway) Một phương pháp giúp tìm kiếm các cơ hội sử dụng Chỉ báo Bollinger Band giúp nhà đầu tư giao dịch hiệu quả với cổ ... |
Có nên mua cổ phiếu… “dao rơi”? Nếu nhìn trên một chỉ số tổng quan toàn thị trường như VN-Index, bắt đáy ngắn hạn vào thứ Sáu khi thị trường đang rơi ... |
Có nên bắt đáy cổ phiếu NLG của Đầu tư Nam Long ở thời điểm hiện tại? Mặc dù Công ty CP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) có nền tảng kinh doanh tốt và có xu hướng ít bị ảnh hưởng ... |
Trang Nhi t/h từ nguồn TCBS
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|