Hé lộ số tiền châu Âu cần đầu tư để đáp ứng nhu cầu khí đốt

(Banker.vn) Châu Âu gần đây đã trú trọng tới việc dự trữ năng lượng sau bài học đắt giá đến từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Giá gas hôm nay 27/6: Tiếp tục leo thang, nhu cầu khí đốt dự báo tăng cao Giá gas hôm nay ngày 29/1/2024: Dự báo mới về nhu cầu khí đốt Châu Á trở thành động lực chính cho sự tăng trưởng nhu cầu khí đốt toàn cầu năm 2024

Theo một nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ Global Witness sử dụng dữ liệu từ hãng tư vấn năng lượng hàng đầu thế giới Rystad Energy (Na Uy), nhu cầu khí đốt của châu Âu đang thúc đẩy khoản đầu tư mới trị giá 223 tỷ USD để sản xuất nhiên liệu trên toàn cầu trong thập kỷ tới.

Cụ thể, hai công ty khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ là Venture Global LNG Inc. và Cheniere Energy Inc. sẽ dẫn đầu chi tiêu cho các phát triển mới trong tương lai. Các đối thủ nặng ký trong ngành TotalEnergies SE và Equinor ASA cũng nằm trong danh sách đầu tư.

“Ngành nhiên liệu hóa thạch dự kiến đầu tư 1.000 tỷ USD vào sản xuất khí đốt đáp ứng nhu cầu của châu Âu cho đến năm 2033”, nghiên cứu chỉ ra.

Chau Au
Châu Âu đang lâm vào thế khó do đường ống dẫn khí đốt của Nga cơ bản bị ngừng hoạt động và trong ngắn hạn, hầu như không có giải pháp để thay thế

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), mức tiêu thụ nhiên liệu của châu Âu được dự báo sẽ tăng 3% trong năm nay, cao hơn so với mức trung bình toàn cầu, mặc dù thấp hơn mức 4% hàng đầu thế giới ở châu Á.

Châu Âu phụ thuộc nhiều vào khí đốt nhập khẩu từ Mỹ và Qatar, những nhà cung cấp LNG hàng đầu thế giới. Khối này cũng đang tìm cách thúc đẩy sản xuất nội khối trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đang xem xét mở rộng quy mô lớn các nhà máy khí đốt.

Trước đó, châu Âu đang tìm cách thay thế khí đốt qua đường ống của Nga bằng LNG từ Mỹ và Trung Đông.

Sebastian Gulbis, một chuyên gia tại công ty tư vấn Enervis có trụ sở tại Berlin, cho rằng nhu cầu LNG ngày càng tăng của châu Âu đang dẫn đến tình trạng thiếu các cơ sở tái hóa khí và kho cảng LNG ở châu Âu. Lượng khí mà các nước sản xuất LNG không thể tăng nhanh và cũng không thể đáp ứng nhu cầu.

Ngoài ra, một vấn đề khác là trong hai thập kỷ qua, châu Âu đặt mục tiêu chuyển sang các nguồn năng lượng thay thế, chủ yếu là hydro. Theo ông Gulbis, Qatar đã trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn thứ ba thế giới và nước này sẵn sàng thay thế nguồn cung khí đốt của Nga ở châu Âu, nhưng nhấn mạnh vào các thỏa thuận dài hạn. Nhưng Liên minh châu Âu (EU) lại chưa sẵn sàng kí các thỏa thuận dài hạn về nguồn cung cấp khí đốt từ Qatar.

Trong khi đó, tương lai hydro của châu Âu vẫn còn là một câu hỏi. Theo IEA, đến năm 2030, mức tiêu thụ hydro của thế giới sẽ vào khoảng 90 triệu tấn mỗi năm. Và đến năm 2050, sẽ tăng lên gần 300 triệu tấn.

Thanh Bình

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục