Hầu hết chỉ số giá bông cơ bản tháng 4 đều giảm hoặc ổn định

(Banker.vn) Theo nghiên cứu từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam, hầu hết các chỉ số giá bông cơ bản tháng 4/2024 đều giảm hoặc ổn định.
Thị trường bông Trung Quốc dao động trong phạm vi hẹp Việt Nam là quốc gia nhập khẩu bông lớn thứ 3 thế giới

Cũng theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, giá hợp đồng tháng 5 và tháng 7 của NY/ICE (với thời điểm giao hàng trong vụ 2023/24) đã giảm xuống dưới mức 90 xu/lb vào đầu tháng 4. Trong giao dịch gần đây, giá trị của cả hai hợp đồng đều giảm xuống mức gần 85 xu/lb. Diễn biến này đã đưa giá bông đến gần giữa khung giá dài hạn từ 78 đến 90 xu/lb, gồm các mức giá bông kỳ hạn đã dao động trong giai đoạn từ tháng 11 năm 2022 đến đầu tháng 2 năm 2024.

Hầu hết chỉ số giá bông cơ bản tháng 4 đều giảm hoặc ổn định
Hầu hết chỉ số giá bông cơ bản tháng 4 đều giảm hoặc ổn định

Giá trị của hợp đồng kỳ hạn NY/ICE tháng 12 phản ánh kỳ vọng về giá sau khi thu hoạch bông ở bán cầu bắc vụ 2024/25 bắt đầu. Giá thanh toán cho hợp đồng kỳ hạn tháng 12 không thể tăng hơn 85 xu/lb trong đợt tăng giá gần dây của vụ 2023/24, trong khi giá kỳ hạn tháng 7 tăng hơn 1 đô la. Kết quả là khoảng cách giữa giá tháng 7 và tháng 12 kéo dài tới 15 xu/lb. Giá tháng 7 giảm và giá tháng 12 tương đối ổn định (hiện ở mức gần 81 xu/lb) đã thu hẹp khoảng cách xuống dưới 5 xu/lb.

Tại những thị trường cung cấp bông lớn, giá không có biến động. Cụ thể, giá bông Trung Quốc ổn định theo giá ngoại tệ, ở mức gần 108 xu/lb. Theo giá nội tệ, giá bông không đổi, dao động ở mức 17.200 RMB/tấn. Đồng Nhân dân tệ giảm nhẹ so với đồng USD, từ 7,19 sang 7,23 RMB/USD.

Giá giao ngay tại Ấn Độ (loại Shankar-6) giảm nhẹ từ 95 xuống 92 xu/lb. Theo giá nội tệ, giá trị giảm từ 61.500 xuống 60.300 INR/candy. INR ổn định ở mức 83 INR/USD.

Giá giao ngay tại Pakistan ổn định ở mức 94 xu/lb. Theo giá nội tệ, giá bông giữ ở mức 21.500 PKR/maund. Đồng Rupee Pakistan ổn định gần 278 PKR/USD.

Về sản lượng, báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thể hiện những thay đổi nhỏ đối với sản lượng toàn cầu dự kiến (-33.000 kiện, còn 112,8 triệu kiện) và lượng tiêu thụ toàn cầu dự kiến (-129.000 kiện xuống 112,9 triệu). Các điều chỉnh về số liệu đã làm giảm tồn kho đầu kỳ (-360.000 kiện, còn 82,6 triệu kiện). Đây là nguyên nhân chính dẫn đến mức giảm 267.000 kiện trong dự báo về tồn kho cuối kỳ toàn cầu trong vụ 2023/24.

Ở mức 83,1 triệu kiện, tồn kho cuối kỳ toàn cầu dự kiến hiện tại gần bằng mức của niên vụ 2022/23 và cao hơn giá trị của niên vụ 2020/21 (77, triệu kiện) và 2021/22 (76,3 triệu kiện).

Lượng tiêu thụ toàn cầu được điều chỉnh giảm đáng kể ở Pakistan (-300.000 kiện, còn 9,5 triệu kiện) và Thổ Nhĩ Kỳ (-200.000 kiện, còn 6,8 triệu kiện) và tăng 500.000 kiện Trung Quốc (đạt 38,0 triệu kiện).

Dự báo thương mại toàn cầu tăng 700.000 kiện, đạt 43,9 triệu kiện. Về nhập khẩu, thay đổi lớn nhất diễn ra ở Trung Quốc (+1,3 triệu kiện, đạt 14,2 triệu kiện). Lượng nhập khẩu tăng này bù đắp một phần vào điều chính giảm tại Pakistan (-400.000 kiện, còn 3,0 triệu kiện) và Indonesia (-100.000 kiện, còn 1,9 triệu kiện).

Đối với xuất khẩu, những thay đổi lớn nhất diễn ra ở Argentina (-100.000 kiện, còn 500.000 kiện), Hy Lạp (-100.000 kiện, còn 875.000 kiện), cón 500. Ấn Độ (+100.000 kiện, còn 2,1 triệu kiện), Thổ Nhĩ Kỳ (-150.000 kiện, còn 1,4 triệu kiện), Úc (+ 250.000 kiện, đạt 6,0 triệu kiện) và Brazil (+ 500.000 kiện, đạt 11,7 triệu kiện).

Hải Linh

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục