Hành trình khởi nghiệp của "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản

(Banker.vn) Vị đại gia Lê Thanh Thản nổi tiếng trong giới bất động sản nhờ được biết đến với nhiều biệt danh như "Đại gia điếu cày", "ông trùm nhà giá rẻ"...
Truy tố Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh Lê Thanh Thản tội lừa dối khách hàng Vụ thuê đất ở dự án khách sạn 5 sao Mường Thanh: Thanh tra Chính phủ chuyển Bộ Công an xem xét

Kinh doanh với triết lý: Mua rẻ - bán rẻ

Ông Lê Thanh Thản - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP sản xuất, xuất nhập khẩu Bemes - Công ty Bemes, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh còn được gọi với tên "đại gia điếu cày", sinh năm 1950, quê Diễn Châu, Nghệ An vừa bị Viện KSND TP Hà Nội ra thông báo về việc truy tố bị can Lê Thanh Thản về tội lừa dối khách hàng do có sai phạm xảy ra tại dự án CT6 Kiến Hưng, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội.

Được biết, năm 1974, sau khi tốt nghiệp xong cấp 3, ông dừng việc học và lên đường ra trận trong những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau chiến tranh, ông được cử lên Lai Châu và giữ chức phó chánh văn phòng huyện ủy.

Tại đây, ông Thản lập nghiệp bằng nghề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền núi (công ty tư nhân đầu tiên thành lập năm 1987). Ông thường xuyên quản lý, tập hợp công nhân cho các dự án xây dựng các công trình của địa phương lúc bấy giờ.

Đến đầu những năm 90, ông Lê Thanh Thản thành lập Xí nghiệp Xây dựng Tư nhân số 1 Lai Châu, sau đổi thành Doanh nghiệp Tư nhân Xây dựng số 1 Lai Châu và nay là Doanh nghiệp Tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên có trụ sở tại Điện Biên. Sau đó vươn sang Lào.

Hành trình khởi nghiệp của
“Đại gia điếu cày” xác định chiến lược kinh doanh mua rẻ - bán rẻ”, và khu đất ở bán đảo Linh Đàm được ông lựa chọn.

Năm 1993, khách sạn Điện Biên Phủ được xây dựng tại Điện Biên. Dự án này hoàn thành một năm sau đó và là điểm khởi đầu cho sự ra đời và phát triển của thương hiệu Mường Thanh - hệ thống khách sạn Mường Thanh được mệnh danh là chuỗi khách sạn lớn nhất Đông Nam Á.

Khi đã có trong tay một số vốn, ông Thản về Thủ đô phát triển sự nghiệp thông qua kinh doanh bất động sản. “Đại gia điếu cày” xác định chiến lược kinh doanh mua rẻ - bán rẻ”, và khu đất ở bán đảo Linh Đàm được ông lựa chọn.

Với chiến lược kinh doanh như vậy, ông dồn tiền mua những khu đất rẻ xa trung tâm Hà Nội. Những lô đất mà ông mua ở thời điểm đó chỉ có giá vài tỷ đồng đến vài chục tỷ đồng.

Những năm sau ông tiến hành một loạt các dự án xây dựng chung cư tại Xa La, Đại Thanh, Kim Văn Kim Lũ, Linh Đàm…

Với chiến dịch xây dựng "thần tốc", đánh đúng nhu cầu giá rẻ - đơn cử mỗi căn hộ chung cư được ông Thản bán với giá khoảng 15 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 600 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng đã khiến dự án của ông "đắt khách như tôm tươi".

Ngược với bất động sản, mảng khách sạn, nghỉ dưỡng của ông Thản lại được xây dựng với tiêu chuẩn từ 3 – 5 sao. Giá phòng thấp nhất của chuỗi khách sạn theo niêm yết từ 40 USD - 2.000 USD/đêm. Đến nay, chuỗi khách sạn này đã có 60 đơn vị thành viên, phủ sóng khắp các địa phương tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á, chia làm 4 phân khúc gồm Mường Thanh Luxury, Mường Thanh Grand, Mường Thanh Holiday và Mường Thanh.

Ngoài ra, mảng giải trí cũng được ông đầu tư đáng kể, các dịch vụ giáo dục, sức khỏe và vui chơi giải trí của Mường Thanh phải kể đến các thương hiệu như thương hiệu như Mường Thanh Safari Diễn Lâm (Vườn thú lớn nhất miền Bắc), VRC (Trung tâm giải trí đa chức năng), Fitness Plus (Trung tâm Finess & Yoga 5 sao), DreamKid (Khu vui chơi học tập dành cho trẻ em), Hoa Ban Gift Shop (Chuỗi cửa hàng Lưu niệm cao cấp)...

Công viên nước lớn nhất Hà Nội của Mường Thanh mang tên Công viên nước Thanh Hà được Công ty CP phát triển địa ốc Cienco5 xây dựng trên lô đất A2.2 CCĐT01 thuộc khu đô thị Thanh Hà - Cienco5, phường Phú Lương, quận Hà Đông, TP Hà Nội...

Trước khi bị khởi tố năm 2019, ông Thản đã có động thái chuyển giao quyền điều hành tại các doanh nghiệp cho người thân.

Trước đó, Thanh tra Chính phủ và Thanh tra Hà Nội đã kết luận nhiều sai phạm tại 12 dự án của tập đoàn Mường Thanh tại Hà Nội.

"Ngã ngựa" vì lừa dối khách hàng

Liên quan đến vụ án lừa dối khách hàng mà ông Thản vừa bị truy tố được diễn ra từ tháng 7/2019, thuộc dự án CT6 Kiến Hưng, quận Hà Đông do Công ty cổ phần sản xuất - xuất nhập khẩu Bemes là chủ đầu tư. Ông Lê Thanh Thản là chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty CP sản xuất - xuất nhập khẩu Bemes.

Hành trình khởi nghiệp của
Trước khi bị khởi tố năm 2019, ông Thản đã có động thái chuyển giao quyền điều hành tại các doanh nghiệp cho người thân.

Theo quy hoạch thiết kế được duyệt, dự án có hai tòa chung cư gồm CT6A và CT6B, với tổng số căn hộ được duyệt là 936 căn hộ chung cư cao tầng và 34 nhà thấp tầng, biệt thự liền kề.

Tuy nhiên, qua rà soát, kiểm tra thực tế, cơ quan chức năng phát hiện chủ đầu tư đã xây thêm tòa CT6C, nâng tổng số căn chung cư không phép là 654 và 4 căn biệt thự liền kề, nhà thấp tầng. Điều đáng nói là, tất cả số chung cư không phép đều đã được bán cho khách hàng và đưa vào sử dụng. Và những khách hàng mua nhà này dù đã chuyển về ở vài năm nhưng không được cấp sổ đỏ.

Tháng 5/7/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tội lừa dối khách hàng, quyết định khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can Lê Thanh Thản. Mặc dù ông Thản bị khởi tố nhưng được tại ngoại.

Ngày 9/7 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã tiến hành khám xét nơi ở, nơi làm việc và địa điểm của bị can Lê Thanh Thản tại các địa chỉ: Lô 45-BT2 bán đảo Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, (Hoàng Mai, Hà Nội); Ban quản lý dự án Thanh Hà, phường Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội); Ban quản lý khu đô thị Xa La, phường Phúc La (Hà Đông, Hà Nội). Sau quá trình khám xét, cơ quan điều tra đã thu giữ một số tài liệu liên quan.

Ngọc Linh

Theo: Báo Công Thương