Mới đây, Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn, doanh nghiệp liên quan đến Chủ tịch HĐQT Cao su Sao Vàng Phạm Hoành Sơn đã chính thức “qua mặt” Vinachem để trở thành cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp sở hữu “đất vàng” Nguyễn Trãi. Sự kiện này khiến người ta một lần nữa phải nhắc đến cái tên “Phạm Hoành Sơn” - người đứng sau những màn M&A đình đám của “ông lớn” Hà Tĩnh.
Doanh nhân Phạm Hoành Sơn sinh năm 1972 tại xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. |
Theo tìm hiểu, doanh nhân Phạm Hoành Sơn sinh năm 1972 tại miền quê nghèo thuộc xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con trai cả trong một gia đình 4 anh chị em có mẹ là giáo viên, bố là quân nhân.
Tại Hà Tĩnh, ông Sơn còn được biết đến với tên gọi “Sơn xay xát”. Cái tên được bắt nguồn từ công việc của gia đình ông. Trong một lần chia sẻ với truyền thông, ông Sơn cho biết, thời điểm ông tốt nghiệp cấp 3 cũng là lúc gia đình mở rộng từ kinh doanh cá nhân sang kinh doanh hộ cá thể kết hợp với công ty lương thực mua máy xay xát. Đó cũng là khi tố chất làm ăn của vị doanh nhân này được bộc lộ.
Ông Sơn kể: “Tính toán muốn mở rộng kinh doanh, nhận thấy quê hương chủ yếu là làm nông thì cần phải có phân bón nên tôi đã bàn với mẹ làm đại lý cho một số hãng phân bón nhằm cung ứng cho người dân trong địa phương mình và phát triển sang các vùng lân cận.
Đến năm 1995, khi đó đời sống của người dân được nâng lên, bắt đầu xây dựng nhà cửa, sẽ cần xi măng, sắt thép. Tôi một mình đi ra Bỉm Sơn, Hà Nội tìm mối nhập xi măng, vay mượn mua xe ô tô để tiện cho việc chở phân bón, xi măng.
Đến năm 2001, có trong tay sô vố ít ỏi, vay mượn thêm tôi đã thành lập công ty TNHH Hoành Sơn chuyên thu mua nông sản, cung ứng xi măng, phân bón.
Năm 2005, nhận thấy nước Lào đang có nhu cầu về phân bón và một số hàng hóa tiêu dùng, mà bên Lào lại là nước có nguồn thạch cao nên tôi nghĩ ngay đến việc mở rộng kinh doanh sang Lào lấy hàng đổi hàng”.
Sau ngần ấy năm lăn lộn, đến năm 2011, ông Phạm Hoành Sơn thành lập doanh nghiệp quy mô hơn, mang chính tên mình - Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn. Tập đoàn này gồm 5 công ty con kinh doanh nhiều lĩnh vực đặc biệt chú trọng đầu tư các dự án.
Hiện nay, Tập đoàn Hoành Sơn đang hoạt động kinh doanh ở nhiều lĩnh vực như: Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét, xi-măng, quặng; xây dựng và đầu tư; dịch vụ vận tải đường biển; vận tải hàng hóa đường bộ; sản xuất bia, rượu, nước giải khát; trang trại chăn nuôi; điện mặt trời…
Website của tập đoàn Hoành Sơn giới thiệu về doanh thu |
Theo tìm hiểu, cùng với quá trình phát triển công ty, doanh nghiệp này cũng liên tục tăng vốn và mở rộng quy mô tài sản. Tính đến thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của Hoành Sơn đang ghi nhận ở mức 2.000 tỷ đồng. Còn theo giới thiệu trên website, Hoành Sơn có tổng tài sản lên tới 250 triệu USD và doanh thu hàng năm lên tới 180 triệu USD.
Dưới sự dẫn dắt của ông Sơn, Tập đoàn Hoành Sơn liên tục được được tỉnh Hà Tĩnh “chọn mặt gửi vàng” triển khai nhiều dự án xây dựng “khủng” như: Dự án cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng (4.415 tỷ đồng); Cảng tổng hợp quốc tế Hoành Sơn (1.410 tỷ đồng); dự án khu công nghiệp Cổng Khánh 2 (350 tỷ đồng), Nhà máy Bia Hà Nội- Nghệ Tĩnh (1.200 tỷ đồng); hệ thống kênh xả lũ Khu kinh tế Vũng Áng (gần 300 tỷ đồng)…
Rời sân nhà, Hoành Sơn từng bước góp mặt trong các dự án đình đám tại các tỉnh khác và khiến giới quan sát không khỏi ngỡ ngàng. Cụ thể, Hoành Sơn hiện cũng đang triển khai thực hiện nhiều dự án khác trên địa bàn cả nước như: Dự án xây dựng chung cư nhà ở xã hội cho cán bộ chiến sỹ Bộ Công an thuộc khu tập thể 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội; Dự án Tổ hợp thương mại và nhà ở Sao Vàng Hoành Sơn - 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội; Dự án điện gió, điện mặt trời tại Quảng Trị...
Qua các thương vụ bắt tay làm ăn với các đại gia Hà Thành và miền Nam của ông chủ Tập đoàn Phạm Hoành Sơn, thiên hạ mới biết người Hà Tĩnh ra Hà Thành vào miền Nam chơi ngông mà làm nên kỳ tích, gây sự dòm ngó của các ông lớn, cuối cùng cũng phải bái phục, bái phục người Hà Tĩnh “quê choa” là như rứa đó.
Đã không ít lần, doanh nhân Phạm Hoành Sơn khiến dư luận phải trầm trồ khi thương vụ “thâu tóm” các doanh nghiệp có nguồn gốc Nhà nước sở hữu “đất vàng”. Trong đó, dấu ấn đầu tiên là việc giành quyền chi phối Công ty CP Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An (Công ty Cảng Phước An, UPCoM: PAP) – một doanh nghiệp dự án được thành lập để phát triển “siêu dự án” Cảng Phước An trị giá 17.571 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, doanh nghiệp này được thành lập vào ngày 29/4/2008 với số vốn điều lệ ban đầu là 440 tỷ đồng. Trong đó, hai cổ đông lớn nhất là Petrovietnam góp 350 tỷ đồng và Tổng Công ty Phát triển Khu công nghiệp (Sonadezi) góp 75 tỷ đồng.
Mặc dù ở thời điểm lúc bấy giờ, Petrovietnam là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 79,54%. Đến năm 2016, sau khi Công ty Cảng Phước An tăng vốn lên mức 900 tỷ đồng. Lúc này, Công ty TNHH MTV Hoành Sơn – công ty con của Tập đoàn Hoành Sơn đã mua 46 triệu cổ phiếu PAP, qua đó nắm 51,11% vốn điều lệ, thay thế Petrovietnam trở thành công ty mẹ của Công ty Cảng Phước An. Lúc này, “chủ nhân” của Hoành Sơn là doanh nhân Phạm Hoành Sơn cũng ngồi vào ghế Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp khai thác cảng này.
Tiếp đến là thương vụ Tập đoàn Hoành Sơn mua thành công hơn 7,2 triệu cổ phiếu của Công ty CP Cao su Sao Vàng (HOSE: SRC), qua đó nâng số lượng cổ phiếu SRC nắm giữ lên 14 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ sở hữu 50,22%.
Tại đây, thông qua tập đoàn của mình, ông Phạm Hoành Sơn đã nắm hơn 14 triệu cổ phiếu SRC. Tại thời điểm ngày 6/12 giá cổ phiếu SRC 25.800 đồng/cp. Như vậy tài sản của đại gia sinh năm 1972 tại đây là hơn 3.000 tỷ đồng.
Cần biết, năm 2019, Tập đoàn Hoành Sơn chính thức gia nhập ĐHĐCĐ của Cao su Sao Vàng nhưng trên thực tế, hai doanh nghiệp này đã bắt đầu từ năm 2016, khi SRC lựa chọn Tập đoàn Hoành Sơn để cùng thực hiện dự án “Tổ hợp Thương mại và Nhà ở Sao Vàng – Hoành Sơn" tại 231 Nguyễn Trãi (Thanh Xuân – Hà Nội).
Được biết, dự án này được SRC ấp ủ từ năm 2010, vào thời điểm Hà Nội ra chủ trương di dời các nhà máy, cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội đô thành phố. Tuy nhiên, sau suốt 6 năm ròng, SRC mới tìm người để "chọn mặt gửi vàng", cùng ký hợp đồng đầu tư dự án kể trên. Sự lựa chọn của SRC khiến nhiều người không khỏi bất ngờ bởi đối tác chẳng phải các "ông lớn" đương thời mà là cái tên khá mới mẻ là Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn.
Không thể phủ nhận những thành công vang dội của doanh nhân Phạm Hoành Sơn, nhưng khách quan mà nói, sự nghiệp của ông Sơn cũng không thể tránh khỏi những “điều tiếng”. Trong đó nổi lên là tình trạng chậm tiến độ tại một loạt các dự án.
Nổi bật nhất có thể kể đến một dự án Trung tâm Thương mại Trần Phú tại TP. Hà Tĩnh. Được biết, dự án này có tổng mức đầu tư 220 tỷ đồng, theo kế hoạch sẽ được khởi công xây dựng trước ngày 30/9/2017 và đưa vào hoạt động sau 24 tháng. Tuy nhiên, không chỉ chậm tiến độ khởi công tới 2 năm mà đến nay, dự án này vẫn chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện được phần thô.
Dự án Trung tâm thương mại Trần Phú tại TP. Hà Tĩnh đang bị dở dang |
Cùng chung cảnh ngộ là dự án Trung tâm thương mại khách sạn và dịch vụ tổng hợp tại phường Hưng Dũng, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An. Mặc dù được cấp giấy phép xây dựng từ tháng 7/2019 nhưng đến nay, dự án này cũng chưa được hoàn thành.
Ngoài ra, 4 khu “đất vàng” khác mà Hoành Sơn xin thuê lại tại Hà Tĩnh cũng có vấn đề. Cụ thể, khu đất trung tâm ngã tư thị xã Hồng Lĩnh được cho là có dấu hiệu sử dụng không đúng mục đích và đã cho doanh nghiệp khác thuê lại.
Còn khu đất tại phường Hưng Trí, thị xã Kỳ Anh, vốn được biết đến là nơi toạ lạc Dự án Văn phòng làm việc 5 tầng của Hoành Sơn, tới nay vẫn đang là căn nhà 2 tầng được cải tạo lại.
Bên cạnh những “điều tiếng” về các dự án, doanh nghiệp của doanh nhân sinh năm 1972 còn dính đến “lùm xùm” về thuế.
Theo thông tin từ Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tính hết kỳ thuế tháng 01/2023, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 429 doanh nghiệp nợ thuế, trong đó Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn (MST 3000244065, địa chỉ tại phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh), đang nợ thuế với tổng số tiền lên đến 110,400 tỷ đồng (chiếm hơn 13% trên tổng số 833,797 tỷ đồng tiền nợ thuế trên toàn tỉnh Hà Tĩnh). Ngoài ra, doanh nghiệp của vị Chủ tịch này cũng lại nằm trong nhóm dẫn đầu danh sách nợ thuế theo công bố nhiều kỳ trước đó.
Dòng tiền cá mập bất ngờ đảo chiều, nhóm Bất động sản giữ được sắc xanh Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba 5/12, dòng tiền cá mập xoay chiều đẩy mạnh lực bán, thị trường ngập tràn sắc đỏ. ... |
Tự doanh quay đầu bán ròng khớp lệnh gần 500 tỷ trên HOSE, tâm điểm FPT và STB phiên 5/12 Phiên giao dịch ngày 5/12, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán nhận bán ròng 223 tỷ đồng, tập trung tại hai cổ phiếu ... |
Vừa mua 3 công ty của Mỹ, FPT “thâu tóm” 80% vốn AOSIS của Pháp Mới đây, Công ty CP FPT (HOSE: FPT) công bố mua 80% cổ phần của AOSIS - công ty tư vấn công nghệ có trụ ... |
Tiểu Vy
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|