Trong đó, bị can Mai Thị Hồng Hạnh bị đề nghị truy tố về 2 tội danh là “Đưa hối lộ” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thát thoát, lãng phí”. Bị can Hạnh là người đại diện theo pháp luật và là Giám đốc, kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty Xuyên Việt Oil, là chủ sở hữu thực sự, đồng thời nắm quyền quyết định mọi việc tại doanh nghiệp này.
Trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, theo quy định pháp luật, thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa là xăng, dầu. Thời điểm tính thuế là thời điểm doanh nghiệp đầu mối xăng dầu bán ra. Người chịu thuế là người tiêu dùng mua xăng.
Số tiền thuế này đã được tính vào giá bán, khi khách mua hàng trả tiền mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ thì đã bao gồm cả tiền thuế này, người bán thu tiền và sẽ nộp thay vào ngân sách Nhà nước.
Bà "trùm" xăng dầu Xuyên Việt Oil đã chiếm hưởng hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế môi trường. |
Như vậy, tiền thuế bảo vệ môi trường không phải là tiền từ vốn, tài sản, lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Doanh nghiệp chỉ là người thu hộ tiền thuế và có trách nhiệm quản lý, nộp thay khoản tiền này vào ngân sách Nhà nước, chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày nộp tờ khai.
Kết quả điều tra xác định, từ tháng 10/2021 đến tháng 7/2022, Công ty Xuyên Việt Oil đã không thực hiện nộp tiền thuế bảo vệ môi trường theo đúng thời hạn quy định. Hiện, công ty này còn phải nộp 1.244 tỷ đồng, chưa tính lãi phạt chậm nộp.
Bà Mai Thị Hồng Hạnh đã không thực hiện việc nộp tiền thuế vào ngân sách theo đúng quy định mà chuyển tiền này sang các tài khoản cá nhân để sử dụng cho mục đích riêng. Tổng số tiền đã chuyển từ tài khoản Công ty Xuyên Việt Oil sang tài khoản cá nhân của bị can Hạnh là hơn 12.625 tỷ đồng.
Trong đó, thời kỳ bị can Hạnh không nộp tiền thuế từ tháng 10/2021 đến tháng 7/2022, bà “trùm” xăng dầu Xuyên Việt Oil đã rút ra 1.937 tỷ đồng từ các tài khoản của doanh nghiệp do bị can sở hữu.
Xác minh cho thấy trong 17 tài khoản của bị can Hạnh và 19 tài khoản của Công ty Xuyên Việt Oil chỉ còn hơn 4 tỷ đồng và 244 USD. Do vậy, bị can Hạnh không còn khả năng tài chính để chuyển nộp số tiền thuế đã thu hộ vào ngân sách.
CQĐT xác định, sau khi thu hộ số tiền thuế bảo vệ môi trường, Hạnh đã dịch chuyển tiền ra khỏi tài khoản của Công ty Xuyên Việt Oil để hình thành tài sản đứng tên cá nhân bị can hoặc dùng vào mục đích cá nhân khác.
Ngoài ra, lợi dụng việc được giao trích lập, quản lý, sử dụng quỹ Bình ổn giá xăng dầu, bị can Hạnh đã sử dụng tiền quỹ trái pháp luật, gây thất thoát 219 tỷ đồng. Tổng số tiền quỹ Bình ổn giá xăng dầu và tiền thuế bảo vệ môi trường Hạnh gây thất thoát là hơn 1.463 tỷ đồng.
Bà “trùm” xăng dầu Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh đã sử dụng một phần số tiền này để đưa hối lộ. Trong đó, bị can Lê Duy Minh (cựu Cục trưởng Cục thuế TP.HCM) nhận hối lộ từ Hạnh là 190.000 USD, tương đương 4,8 tỷ đồng.
Cụ thể, tháng 1-2020, Công ty Xuyên Việt Oil chuyển khai báo, nộp thuế từ Chi cục thuế quận 3 về Cục thuế TP.HCM. Với mục đích chậm nộp thuế để có nguồn tiền kinh doanh, bị can Hạnh liên hệ nhờ Minh giúp đỡ, tạo điều kiện cho Công ty Xuyên Việt Oil được chậm ban hành cưỡng chế tiền nợ thuế, không bị công bố thông tin rộng rãi. Sau đó, Mai Thị Hồng Hạnh đã 5 lần đưa tiền cho bị can Minh. Đến nay, bị can Minh đã nộp khắc phục 2,9 tỷ đồng.
Giá dầu giảm sâu, PV Oil (OIL) báo lỗ quý IV, dòng tiền kinh doanh âm 675 tỷ Quý IV/2023, PV Oil báo lỗ sau thuế 36 tỷ đồng, lao dốc so với cùng kỳ và các quý liền trước. Cần biết, ba ... |
Vì sao HNX duy trì diện cảnh báo với PV OIL? Cổ phiếu OIL vào diện cảnh báo là vì "Báo cáo tài chính năm bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán ... |
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|