TP HCM tập trung đẩy mạnh giải ngân đầu tư công tháng cuối năm |
Tại Diễn đàn Nhịp đập Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 22/11, TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng Ban Kinh tế ngành và Doanh nghiệp, đại diện nhóm nghiên cứu trình bày Báo cáo “Cập nhật Triển vọng Kinh tế Việt Nam”.
Theo đó, kinh tế Việt Nam năm 2023 có thể diễn ra theo hai kịch bản. Cụ thể:
Kịch bản 1, tăng trưởng kinh tế có thể chỉ ở mức 6-6,2% nếu các yếu tố rủi ro lấn át xu hướng phục hồi đã thiết lập trong năm 2022.
Kịch bản 2, khả quan hơn, tăng trưởng kinh tế có thể đạt mức 6,5-6,7% trong điều kiện quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi hơn, các tác động từ bối cảnh quốc tế không quá lớn.
Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng tới 6,7% trong năm 2023 |
Đối với vấn đề lạm phát, nhóm nghiên cứu cho rằng với việc kiểm soát tương đối tốt tình hình 9 tháng đầu năm 2022, với khả năng chủ động nguồn cung lương thực, thực phẩm, xu hướng tăng giá nhiên liệu toàn cầu và việc duy trì ổn định tỷ giá, dự kiến cả năm 2022, lạm phát bình quân sẽ vào khoảng 3-3,2%, thấp hơn mục tiêu 4%.
Mặc dù hiện tại lạm phát vẫn chưa phải là vấn đề quá lớn, nhưng áp lực lạm phát đã được cảm nhận rõ hơn. Theo nhóm nghiên cứu, căng thẳng chính trị tại Ukraine vẫn là nguy cơ lớn nhất đối với lạm phát và giá cả hàng hóa của Việt Nam.
Ngoài ra, chính sách Zero COVID tại Trung Quốc kéo dài sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát toàn cầu.
Với việc nhập khẩu phần lớn các nguyên nhiên vật liệu đầu vào sản xuất, đặt biệt là xăng dầu, trong khi tỷ giá USD/VND có khả năng tiếp tục gia tăng trước sức ép USD tăng giá mạnh cùng với việc tăng mạnh thắt chặt điều kiện tài chính tại Mỹ dẫn đến áp lực nhập khẩu lạm phát đối với Việt Nam tăng cao.
Giá xăng dầu có thể giảm trong ngắn hạn nhưng rủi ro tăng trở lại là khá cao do xung đột giữa Nga - Ukraine chưa chấm dứt. Cú sốc giá nhiên liệu dự kiến có thể giảm bớt vào năm 2023 nhưng hiệu ứng lan tỏa vòng hai tiếp tục diễn ra. Trong khi đó, tổng cầu nội địa đang trong xu hướng phục hồi mạnh, nhất là ở các lĩnh vực dịch vụ tiêu dùng, du lịch.
Với những rủi ro trên, nhóm nghiên cứu dự báo CPI tăng đến 4% vào năm 2023 trước khi giảm về 3,3% trong năm 2024.
Về các yếu tố cản trở phục hồi, nhóm nghiên cứu nhận định năm 2023, các áp lực, rủi ro và thách thức đối với kinh tế Việt Nam vẫn sẽ chủ yếu từ các yếu tố bối cảnh quốc tế.
Ngoài ra, áp lực lạm phát dai dẳng và triển vọng thắt chặt tiền tệ mạnh tay hơn, nhất là tại Mỹ và các nền kinh tế phát triển, có thể dẫn đến biến động trên các thị trường tài chính toàn cầu, làm suy giảm tăng trưởng kinh tế hơn nữa vào thời điểm các hoạt động kinh tế vốn đang chững lại, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến việc ổn định lãi suất, tỷ giá của Việt Nam.
TS. Trần Toàn Thắng cùng nhóm chuyên gia cũng cảnh báo trong nước, rủi ro tài chính có thể tăng lên khi nhìn vào những yếu kém trên bảng cân đối tài sản của khu vực doanh nghiệp, ngân hàng và hộ gia đình, do đó có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của đầu tư và tiêu dùng trong nước. Xuất khẩu đối mặt với thách thức không nhỏ, các thị trường lớn có thể bị thu hẹp khi kinh tế Mỹ và nhiều nước phát triển có nguy cơ rơi vào suy thoái.
Thủ tướng: Nghiên cứu việc nới room tín dụng hợp lý, đảm bảo an toàn hệ thống, ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng Trao đổi với cử tri tại TP Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ các giải pháp cho thị trường chứng ... |
Bộ Công Thương ra công điện về giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường và Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành ... |
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần qua Thông tin từ chinhphu.vn, tuần vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo điều hành nổi bật như: Tuyệt đối ... |
Hoàng Hà (t/h)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|