Hai công ty thuộc Tập đoàn Hòa Phát bán phá giá tại Canada: Cú sốc cho xuất khẩu thép Việt Nam

(Banker.vn) Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA) kết luận hai công ty con thuộc Tập đoàn Hòa Phát đã bán phá giá dây thép. Biên độ bán phá giá của Thép Hòa Phát Dung Quất là 17,7% và Thép Hòa Phát Hải Dương là 13,5%. Tòa án Thương mại Quốc tế Canada (CITT) sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về thiệt hại vào ngày 4/10.

Ngày 4/9, Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA) đã công bố kết luận cuối cùng về cuộc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm dây thép xuất xứ từ Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam. Theo kết luận, hai công ty con của Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) – Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất và Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương – đã bị xác định có hành vi bán phá giá, với biên độ lần lượt là 17,7% và 13,5%.

Nguồn: CBSA
Nguồn: CBSA

Hiện tại, Tòa án Thương mại Quốc tế Canada (CITT) đang tiến hành đánh giá thiệt hại của ngành sản xuất nội địa và dự kiến sẽ đưa ra kết luận chính thức vào ngày 4/10. Kết quả này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình xuất khẩu của Tập đoàn Hòa Phát sang thị trường Canada, trong đó dây thép là một trong những mặt hàng chiến lược.

Trước đó, vào ngày 8/3, CBSA đã mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với dây thép từ Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam, theo yêu cầu của Ivaco Rolling Mills 2004 LP, một nhà sản xuất thép cuộn cán nóng và phôi thép tại Ontario, Canada. Kết quả sơ bộ của cuộc điều tra, được công bố vào ngày 6/6, cho thấy mức thuế chống bán phá giá tạm thời đối với các doanh nghiệp Việt Nam dao động từ 6,1% đến 38,9%. Đối với Trung Quốc và Ai Cập, mức thuế này lần lượt là từ 50,9% đến 71,1% và từ 49,7% đến 99,8%.

Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất và Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương đã bị xác định có hành vi bán phá giá, với biên độ lần lượt là 17,7% và 13,5%.
Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất và Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương đã bị xác định có hành vi bán phá giá, với biên độ lần lượt là 17,7% và 13,5%.

Việt Nam đã trở thành đối tượng điều tra của Canada trong 8 vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến thép xuất khẩu, trong đó có 5 vụ chống bán phá giá. Đáng chú ý, dây thép là một trong những sản phẩm quan trọng của Tập đoàn Hòa Phát, với nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp như bê tông dự ứng lực, sản xuất lốp xe, dây cáp thang máy, và điện cực hàn.

Theo Cục Phòng vệ Thương mại, xuất khẩu dây thép của Việt Nam, đặc biệt là từ Tập đoàn Hòa Phát, sang Canada đã tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu dây thép của Việt Nam đạt 10 triệu USD, tăng gấp đôi lên 21 triệu USD vào năm 2021 và tiếp tục bùng nổ, đạt khoảng 40 triệu USD vào năm 2022. Điều này cho thấy sự phát triển không ngừng của ngành thép Việt Nam, trong đó Tập đoàn Hòa Phát đóng vai trò chủ đạo.

Thị phần Hoà Phát lên kỷ lục

Liên quan đến thị phần ngành thép, Chứng khoán Vietcap mới đây đã công bố các báo cáo phân tích về những công ty hàng đầu như Hòa Phát, Nam Kim và Hoa Sen Group.

Theo Vietcap, mặc dù nhu cầu thép đã cải thiện trong 7 tháng đầu năm 2024 từ mức cơ sở thấp của năm 2023, sự phục hồi giữa các công ty sản xuất thép trong nước vẫn không đồng đều. Trong cùng thời gian, doanh số bán thép xây dựng của Hòa Phát (HPG) đã tăng 34% so với cùng kỳ, vượt xa mức tăng trưởng 13% của toàn ngành, giúp nâng thị phần của HPG lên mức kỷ lục 37,9%.

Mặc dù doanh số thép cuộn cán nóng (HRC) của HPG trong 7 tháng đầu năm 2024 tăng thấp hơn so với thép xây dựng, HRC vẫn đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ, ở mức 17%.

Từ đầu năm đến nay, nhu cầu thép thấp từ Trung Quốc đã kéo giá thép giảm, nhưng chi phí đầu vào lại giảm nhanh hơn so với giá bán. Vietcap đã điều chỉnh giảm giả định về giá bán trung bình và biên lợi nhuận cho các sản phẩm thép của HPG, nhưng kỳ vọng chi phí đầu vào thấp hơn (quặng sắt và than cốc) sẽ thúc đẩy biên lợi nhuận gộp tăng cao trong nửa cuối năm 2024 so với nửa đầu năm.

Theo Vietcap, việc Trung Quốc xuất khẩu thép giá rẻ đã khiến giá bán các sản phẩm xuất khẩu như HRC và tôn mạ giảm mạnh hơn. Từ đầu năm đến nay, giá HRC tại Việt Nam đã giảm 19%, tương tự với mức giảm 19% của HRC Trung Quốc. Giá bán trung bình thép xây dựng của HPG, được bảo vệ bởi mức thuế 16,3%-21,3% đối với thép nhập khẩu, chỉ giảm 4% kể từ đầu năm đến nay, thấp hơn nhiều so với mức giảm 16% của thép thanh Trung Quốc.

Hòa Phát (HPG) đề xuất khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC Trung Quốc, Hoa Sen (HSG) nói chưa đủ căn cứ

Hòa Phát cùng Formosa Hà Tĩnh đề xuất khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC Trung Quốc với quan điểm cho rằng ...

Nhiều lần chiếm dụng đất, doanh nghiệp "nhà" Hòa Phát bị phạt 1,58 tỷ đồng

Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương được thành lập tháng 8/2007, là chủ đầu tư dự án Khu liên hợp (KLH) sản xuất ...

Tập đoàn Hòa Phát báo lãi quý 2 cao nhất hai năm trở lại đây

Với doanh thu tăng mạnh, Hòa Phát ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý 2/2024, qua đó đã hoàn thành 62% kế ...

Tân An

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán