Truyền thông Mỹ đưa tin, ngay khi chuyển sang ngày 1/10, một cuộc đình công quy mô lớn đã nổ ra tại các cảng ở Bờ Đông và Bờ Vịnh.
Theo CNN, gần 50.000 thành viên ILA đã tham gia cuộc đình công, trong khi hãng tin CBC của Canada cho biết con số này lên tới 45.000, với mục tiêu chính là đòi tăng lương và đảm bảo công việc. Trước đó, Liên minh Hàng hải Mỹ (USMX) dự báo có khoảng 25.000 công nhân sẽ tham gia.
Cuộc đình công quy mô lớn diễn ra tại cảng biển của Mỹ |
Đây là cuộc đình công đầu tiên tại các cảng thuộc Bờ Đông và Bờ Vịnh kể từ năm 1977, sau một giai đoạn đàm phán căng thẳng giữa ILA và USMX – một tổ chức đại diện cho các nhà khai thác cảng và các hãng vận tải biển. USMX thông báo rằng cuộc đình công sẽ ảnh hưởng tới 14 cảng lớn trong đó phải kể tới Baltimore, Boston, New York/New Jersey, Savannah, và Houston. Tuy nhiên, CBC dự báo con số này có thể lên tới 36 cảng, tương đương với việc đình trệ khoảng một nửa khối lượng thương mại hàng hải của Mỹ.
ILA đang yêu cầu tăng lương đáng kể và cấm sử dụng hoàn toàn các thiết bị tự động hóa như cần cẩu và xe tải chở container để bảo vệ việc làm cho công nhân. ILA khẳng định rằng họ đã đóng cửa "tất cả các cảng từ Maine đến Texas" để phản đối đề nghị mới nhất của USMX: "không đáp ứng được những gì các thành viên cấp cơ sở của ILA yêu cầu về tiền lương và các biện pháp bảo vệ chống lại quá trình tự động hóa".
Các cảng lớn như New York, New Jersey và Virginia đã nhanh chóng thông báo đóng cửa vào ngày 1/10, trong khi tại Philadelphia, công nhân đã biểu tình ngay sau nửa đêm, hô vang các khẩu hiệu như "Không làm việc nếu không có hợp đồng công bằng". Tại hiện trường, ILA đã dựng bảng thông báo trên xe tải với nội dung "Tự động hóa gây tổn hại đến gia đình: ILA đấu tranh bảo vệ việc làm".
Các cảng bị ảnh hưởng xử lý khoảng 50% lượng hàng hóa vận chuyển bằng tàu của Mỹ, do đó cuộc đình công có thể gây ra hậu quả lớn cho nền kinh tế. CBS News ước tính rằng, nếu đình công kéo dài một tuần, nền kinh tế Mỹ có thể thiệt hại khoảng 3,8 tỷ USD và giá cả hàng tiêu dùng sẽ tăng vọt. Thậm chí, JPMorgan dự đoán tổn thất có thể lên tới 5 tỷ USD mỗi ngày.
Cuộc đình công có thể cản trở việc nhập khẩu các sản phẩm thiết yếu như chuối, linh kiện sản xuất, thực phẩm đông lạnh, và nguyên liệu thô. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hóa và tăng giá cả, đặc biệt là trong mùa mua sắm lễ hội sắp tới. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn sàng bằng cách dự trữ hàng hóa trước khi đình công diễn ra.
Việc đình công chắc chắn sẽ làm tăng chi phí vận chuyển và gây ra sự chậm trễ kéo dài. Theo các chuyên gia, 5 cảng lớn nhất trong nhóm đàm phán đã xử lý hơn 1,5 triệu đơn vị hàng hóa vào tháng 8, với tổng giá trị lên tới 83,7 tỷ USD. Tình trạng đình công sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chuỗi cung ứng, làm gia tăng lãi suất và ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế.
Theo đó, cước vận chuyển trên một số tuyến đường đã tăng mạnh. Đặc biệt, giá cước từ Bắc Âu đến Bờ Đông Hoa Kỳ đã tăng gần 30% kể từ cuối tháng 8, phản ánh sự căng thẳng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, trên các tuyến từ châu Á, cước tàu hiện tại vẫn chưa có sự tăng đột biến. Theo dự báo từ tờ Financial Times (FT), giá cước sẽ có khả năng tăng mạnh nếu cuộc đình công tiếp diễn lâu dài, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu vận chuyển hàng hóa trước kỳ nghỉ lễ tăng cao.
HAH (Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An): Cuộc đình công tại Mỹ có tác động khá hạn chế đối với HAH. Với 4 trong số 12 tàu container của công ty hiện đang được thuê để vận hành trên các tuyến quốc tế, HAH sẽ chỉ có thể tận dụng cơ hội nếu các hợp đồng thuê tàu được tái ký kết vào đầu năm 2024. Do đó, trong ngắn hạn, tác động từ sự gián đoạn tại các cảng Mỹ không lớn đối với hoạt động kinh doanh của HAH.
VOS (Công ty CP Vận tải Biển Việt Nam): VOS chịu ảnh hưởng ít từ cuộc đình công này. Lý do chính là phần lớn đội tàu của công ty gồm 7 tàu hàng rời và 4 tàu chở dầu, chỉ có 2 tàu container vận hành quốc tế. Do đó, khả năng hưởng lợi từ tình hình hiện tại là không đáng kể, vì hoạt động chính của VOS không phụ thuộc nhiều vào các tuyến vận tải container liên quan đến Mỹ.
GMD (Công ty CP Gemadept): Tác động đối với GMD cũng tương đối nhỏ. Cảng Gemalink, nơi phục vụ các tuyến vận tải hàng hóa đi Hoa Kỳ và EU, có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc đình công, nhưng các hãng tàu có thể phân luồng hàng sang các tuyến khác để giảm thiểu rủi ro. Trong khi đó, cảng Nam Đình Vũ của GMD, phục vụ chủ yếu các tuyến nội Á, không bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn từ các cảng Bờ Đông và Bờ Vịnh Mỹ.
Ở chiều ngược lại, các công ty xuất khẩu của Việt Nam có khả năng cao chịu tác động tiêu cực từ cuộc đình công, đặc biệt trong giai đoạn cuối quý 3 và đầu quý 4 – thời kỳ cao điểm của các hoạt động xuất khẩu phục vụ mùa mua sắm cuối năm. Những sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng hàng hải quốc tế có thể dẫn đến việc giao hàng bị chậm trễ và chi phí vận chuyển tăng cao.
Tuy nhiên, với sự chuẩn bị trước từ các hãng tàu, một số lô hàng có thể được chuyển hướng qua các cảng khác, giảm thiểu phần nào tác động đến việc giao hàng. Dù vậy, rủi ro vẫn còn, đặc biệt nếu cuộc đình công kéo dài, đẩy giá cước tàu tăng và khiến việc vận chuyển hàng hóa trở nên khó khăn hơn. Điều này có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong mùa mua sắm quan trọng này.
Xuất nhập khẩu Việt Phát (VPG) điều chỉnh tăng mạnh doanh thu, lợi nhuận dậm chân tại chỗ Công ty CP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát đặt mục tiêu doanh thu 12.998 tỷ đồng trong năm 2024, tăng trưởng ... |
Tài sản số tại Việt Nam: Thách thức và cơ hội cho doanh Nghiệp Buổi tọa đàm "Chính sách thuế - tài sản số và Trách nhiệm của Doanh nghiệp" nhấn mạnh sự cần thiết của khung pháp lý ... |
Xuất khẩu dệt may Việt Nam 2024: Cơ hội và thách thức từ thị trường quốc tế Ngành dệt may Việt Nam đang ghi nhận tăng trưởng tích cực tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, châu Âu, và ASEAN. ... |
Phương Nguyễn
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|