Triển khai hàng loạt chương trình thúc đẩy thương mại điện tử
Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, đại dịch Covid đã làm thay đổi thói quen mua sắm của người dân thủ đô. Số lượng người tiêu dùng mua sắm online, truy cập vào các trang thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng mạnh.
Nắm bắt xu hướng này, đặc biệt trong thời gian từ đại dịch Covid, Sở Công Thương Hà Nội đã kết hợp cũng các đơn vị liên quan đã tổ chức một cách bài bản và toàn diện các chương trình nhằm phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố như: “Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội” (trong đó có các hoạt động như Hội chợ Vàng khuyến mại, Tháng khuyến mại, Ngày vàng khuyến mại, Sự kiện Online xuống phố, Ngày hội tiêu dùng 4.0, Hà Nội đêm không ngủ - Hanoi Midnight Sale,...); Sự kiện Ngày không dùng tiền mặt; Sự kiện Online Friday; Hội thảo thương mại điện tử xuyên biên giới, kết nối doanh nghiệp tiếp cận các sản giao dịch thương mại điện tử lớn trên thế giới như Amazon, Alibaba…; kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các sản thương mại điện tử lớn trong nước như Lazada, Tiki, Shopee, Vỏ sò, Chợ nhà mình,...; Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, tránh tiếp xúc trực tiếp, giảm thiểu nguy cơ lây lan địch Covid-19; Đẩy mạnh ứng dụng mã QR (truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, nhận biết sản phẩm chính hãng; Thanh toán QR Code; khai báo y tế bằng QR Code; đăng nhập các ứng dụng băng mã QR...); Đây mạnh bán hàng trực tuyến qua mạng xã hội; ứng dụng trên thiết bị di động...
Sự kiện "Ngày không dùng tiền mặt 2022" góp phần tuyên truyền về lợi ích của thanh toán không dùng mặt, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử |
Bên cạnh đó, Sở Công Thương Hà Nội cũng tiếp tục truyên truyền, phổ biến, vận hành website Bản đồ mua sắm thành phố Hà Nội tại địa chỉ http://bandomuasam. hanoi.gov.vn/ nhằm cung cấp giải pháp tìm kiếm trực tuyến các địa điểm mua sắm, tiêu dùng, máy bán hàng tự động... trên địa bàn Thành phố.
Phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã: Công bố danh sách gần 600 điểmcung ứng hàng hóa thiết yếu và 35 doanh nghiệp gồm các sàn TMĐT, siêu thị, hệ thống phân phối, cửa hàng lớn trên địa bàn Thành phố có hình thức bán hàng trực tuyến qua điện thoại (hotline), website, ứng dụng TMĐT để người tiêu dùng nắm bắt thông tin, chủ động mua hàng hóa đảm bảo công tác phòng chống dịch. Đề nghị các doanh nghiệp hoạt động TMĐT đây mạnh bán hàng qua kênh TMĐT nhằm đảm bảo hàng hóa thiết yếu và nhân lực kịp thời ứng phó dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phổ biến, hướng dẫn cá nhân, hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tiếp cận và sử dụng các hình thức bán hàng trực tuyến (qua các website, ứng dụng TMĐT), giúp tiểu thương kết nối với bạn hàng, tìm kiếm thêm khách hàng, duy trì kinh doanh trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19; Phối hợp Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương cung cấp thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đăng ký tham gia Chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến”.
Sở Công Thương Hà Nội cũng đã phối hợp với các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Tiki, Sendo, Lazada... hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP của các địa phương. Cụ thể, Sở đã hỗ trợ sản phẩm nhãn chín muộn của huyện Quốc Oai, các mặt hàng tươi sống, rau củ quả của các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Thành phố. Kết quả, khối lượng giao dịch nông sản, thực phẩm khô, hàng tươi sống tăng gấp 8-9 lần so với trước thời gian giãn cách ước đạt trên 700 tỷ đồng; số lượng đơn giao thành công trong ngày khoảng 150.000 đơn.
Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan chia sẻ: Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 sẽ đạt 50% thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử.
Năm 2022, thành phố Hà Nội tiếp tục đặt ra nhiều mục tiêu để phấn đấu trong lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt. Cụ thể, thành phố giữ vững xếp hạng từ thứ 2 trở lên so với cả nước về chỉ số thương mại điện tử (EBI) hằng năm. Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 45%; 65% các giao dịch mua hàng trên website, ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử; 75% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến.
Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kỹ thuật số (Bộ Công Thương) Lại Việt Anh nhận định, thị trường thương mại điện tử của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng ngày càng được mở rộng và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến, trụ cột quan trọng của phát triển kinh tế số. Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, chính là các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Một trong những sự kiện ghi dấu ấn hàng năm của Sở Công Thương trong việc thúc đấy thương mại điện tử đó là chuỗi sự kiện không dùng tiền mặt.
Ngày 21/7/2022, Sở Công Thương Hà Nội đã khai mạc sự kiện không dùng tiền mặt lần thứ 3 với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Với chủ đề “Chạm tới tương lai,” sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022 nhằm tuyên truyền về lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt; góp phần đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử; ứng dụng công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số.Đặc biệt, sự kiện hướng đến các đối tượng khách hàng tham gia thanh toán, mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, các kênh thương mại điện tử, các lĩnh vực dịch vụ khác trên địa bàn thành phố.
Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, thông qua các chuỗi hoạt động của sự kiện, Sở Công Thương Hà Nội hy vọng sẽ thu hút đông đảo người dân hưởng ứng tham gia, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt khi giao dịch và mua sắm.
Đồng thời, tạo thêm động lực để các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển hoạt động thương mại điện tử tạo thuận lợi cho khách hàng khi mua sắm, thanh toán và là đòn bẩy kích cầu tiêu dùng; Góp phần hoàn thành chỉ tiêu tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ của thành phố, giữ vững xếp hạng từ thứ 2 trở lên so với cả nước về Chỉ số Thương mại điện tử (EBI) hằng năm.
Trong các năm trước, sự kiện không dùng tiền mặt năm 2020, 2021 thu hút 150.000 lượt tiếp cận và 12.000 lượt tương tác tại fanpage Facebook của Sự kiện. Các doanh nghiệp tham gia sự kiện có tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt đạt trên 30%, tổng số lượng giao dịch được thực hiện qua trung gian thanh toán ShopeePay tăng trên 11%.Những sản phẩm truyền thống của Hà Nội thu hút hơn 10.000 lượt truy cập website thương mại điện tử của các doanh nghiệp.
Sự kiện “Hà Nội đêm không ngủ”, các sàn thương mại điện tử đã có lượng truy cập tăng từ 180% đến 250%. Các hệ thống trung tâm thương mại lớn có lượng khách hàng truy cập vào website, ứng dụng di động mua sắm tăng gần gấp 3 lần… Sự kiện “Online xuống phố - kết nối cung cầu” đã có gần 3 triệu lượt truy cập vào các hệ thống website, ứng dụng của các doanh nghiệp tham gia.
Thời gian tới, Sở Công Thương Hà Nội sẽ phấn đấu thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 45%; các giao dịch mua hàng trên website, ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử đạt 65%; website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến đạt 75%. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử đạt 45%; doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động đạt 35%. Đồng thời, duy trì 100% số chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn tham gia hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc. Khai thuế, nộp thuế điện tử, duy trì tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử đạt trên 98%. Tăng lượng khách hàng thanh toán hóa đơn tiền nước trực tuyến lên 98%, tỷ lệ thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt đạt trên 99,7%; tỷ lệ tiếp nhận các dịch vụ điện trực tuyến phấn đấu đạt 100%; tỷ lệ thực hiện các dịch vụ điện theo phương thức điện tử phấn đấu đạt 100%. |
Nguyễn Duyên
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|