Hà Nội: Người dân hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc

(Banker.vn) Hòa trong không khí sôi nổi của Ngày Sách và Văn hóa đọc, người dân Thủ đô, đặc biệt là giới trẻ đã tham gia các hoạt động ý nghĩa như đọc sách, giao lưu.
Thư viện không đồng - nơi lan tỏa văn hóa đọc sách Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị tri thức trong đời sống Có gì tại Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025?
Ngày 18/4, Trung tâm Văn hóa và Thư viện Hà Nội đã tổ chức hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV – năm 2025 nhằm tôn vinh giá trị của sách và lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong không khí lắng đọng của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV, Thư viện Hà Nội trở thành điểm hẹn của hàng trăm bạn trẻ yêu sách. Giữa muôn vàn đầu sách đa dạng, một góc trưng bày chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thu hút sự quan tâm đặc biệt, chứng minh rằng trong trái tim thế hệ trẻ h
Ngày 18/4, Thư viện Hà Nội (nay là Trung tâm Văn hóa và Thư viện Hà Nội) đã tổ chức hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV - năm 2025 nhằm tôn vinh giá trị của sách và lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong không khí lắng đọng của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV, Trung tâm Văn hóa và Thư viện Hà Nội trở thành điểm hẹn của hàng trăm bạn trẻ yêu sách.
Giữa muôn vàn đầu sách đa dạng, một góc trưng bày chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thu hút sự quan tâm đặc biệt, chứng minh rằng trong trái tim thế hệ trẻ hôm nay, hình ảnh Người vẫn luôn là nguồn cảm hứng lớn lao.
Giữa muôn vàn đầu sách đa dạng, góc trưng bày sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thu hút sự quan tâm đặc biệt, chứng minh rằng trong trái tim thế hệ trẻ hôm nay, hình ảnh Người vẫn luôn là nguồn cảm hứng lớn lao.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Siêng xem sách và xem nhiều sách là một điều đáng quý.” Sách là kho tàng tri thức quý giá, chứa đựng những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại. Mỗi cuốn sách mở ra một chủ đề, một lĩnh vực riêng, nhưng tất cả đều hướng đến mục tiêu chung: mang lại tri thức mới, giá trị mới cho người đọc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Siêng xem sách và xem nhiều sách là một điều đáng quý”. Sách là kho tàng tri thức quý giá, chứa đựng những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại. Mỗi cuốn sách mở ra một chủ đề, một lĩnh vực riêng, nhưng tất cả đều hướng đến mục tiêu chung: Mang lại tri thức mới, giá trị mới cho người đọc.
Bạn Nguyễn Mai Chi chia sẻ: “Đọc về Bác, em thấy được một tầm vóc lớn mà lại rất gần gũi. Bác không chỉ là một vĩ nhân mà còn là một con người giản dị, yêu thương dân tộc. Mỗi lần đọc lại những câu chuyện về Bác, em học được thêm một bài học làm người, nhất là trong thời đại hiện nay, khi mọi thứ thay đổi quá nhanh”.
Tại gian trưng bày sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh, bạn Nguyễn Mai Chi chia sẻ: "Đọc về Bác, em thấy được một tầm vóc lớn mà lại rất gần gũi. Bác không chỉ là một vĩ nhân mà còn là một con người giản dị, yêu thương dân tộc. Mỗi lần đọc lại những câu chuyện về Bác, em học được thêm một bài học làm người, nhất là trong thời đại hiện nay, khi mọi thứ thay đổi quá nhanh".
Phạm Đức Duy, sinh viên năm 2 chuyên ngành quản lý xã hội, đứng rất lâu tại khu vực trưng bày tác phẩm về Hồ Chủ tịch. Ban Duy cho biết: “Em vốn mê lịch sử, nhưng phải đến khi đọc sâu hơn về hành trình Bác ra đi tìm đường cứu nước, em mới thực sự hiểu được giá trị của độc lập, tự do. Bác là biểu tượng lớn nhưng không hề xa cách. Mỗi bài thơ trong 'Nhật ký trong tù' đều toát lên tinh thần thép và niềm tin vào tương lai. Ngày Văn hóa đọc là dịp tuyệt vời để bạn trẻ như em lắng lại, tìm thấy cảm hứng và động lực từ những trang sách tưởng chừng đã cũ, nhưng giá trị thì không bao giờ phai”.
Phạm Đức Duy, sinh viên năm 2 chuyên ngành Quản lý xã hội, đứng rất lâu tại khu vực trưng bày tác phẩm về Hồ Chủ tịch. Bạn Duy cho biết: "Em vốn mê lịch sử, nhưng phải đến khi đọc sâu hơn về hành trình Bác ra đi tìm đường cứu nước, em mới thực sự hiểu được giá trị của độc lập, tự do. Bác là biểu tượng lớn nhưng không hề xa cách. Mỗi bài thơ trong 'Nhật ký trong tù' đều toát lên tinh thần thép và niềm tin vào tương lai. Ngày Văn hóa đọc là dịp tuyệt vời để bạn trẻ như em lắng lại, tìm thấy cảm hứng và động lực từ những trang sách tưởng chừng đã cũ, nhưng giá trị thì không bao giờ phai".
Khu vực trưng bày sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đươc các bạn học sinh THCS Trưng Vương quan tâm và tìm hiểu kỹ.
Khu vực trưng bày sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đươc các bạn học sinh Trường THCS Trưng Vương quan tâm và tìm hiểu kỹ.
Giữa không khí rộn ràng của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV tại Thư viện Hà Nội, nhà giáo Đinh Mai Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Trưng Vương đã bày tỏ sự xúc động khi chứng kiến học sinh của mình háo hức chọn sách, chăm chú lật giở từng trang. Với cô, việc đọc sách không chỉ là hoạt động ngoại khóa, mà là một phần quan trọng trong hành trình nuôi dưỡng nhân cách. “Tôi luôn tin rằng, đọc sách không chỉ giúp các em biết thêm kiến thức mà còn rèn cho các em tinh thần tự giác, chủ động học tập và suy nghĩ độc lập. Không dừng lại ở thư viện chính thức trong trường, Chúng tôi bố trí các góc đọc dưới sân trường dưới tán cây, bên ghế đá – để các em có thể đọc sách ngay trong giờ ra chơi hoặc sau giờ học. Không gian thoáng đãng, không gò bó khiến các em thấy đọc sách là một niềm vui, chứ không phải nhiệm vụ. Chuyến đi hôm nay, theo tôi, không chỉ giúp các em tiếp cận thêm nhiều đầu sách quý mà còn gieo vào lòng các em một hạt mầm quan trọng: tình yêu tri thức. Chỉ cần một cuốn sách phù hợp đến đúng lúc, nó có thể thay đổi cả cách nghĩ của một đứa trẻ. Và điều đó bắt đầu từ việc chúng ta tạo cơ hội để các em được sống cùng sách mỗi ngày”, nhà giáo Đinh Mai Thanh chia sẻ.

Giữa không khí rộn ràng của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV tại Trung tâm Văn hóa và Thư viện Hà Nội, nhà giáo Đinh Mai Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Trưng Vương, TP. Hà Nội, đã bày tỏ sự xúc động khi chứng kiến học sinh của mình háo hức chọn sách, chăm chú lật giở từng trang. Với cô, việc đọc sách không chỉ là hoạt động ngoại khóa, mà là một phần quan trọng trong hành trình nuôi dưỡng nhân cách.

"Tôi luôn tin rằng, đọc sách không chỉ giúp các em biết thêm kiến thức mà còn rèn cho các em tinh thần tự giác, chủ động học tập và suy nghĩ độc lập. Không dừng lại ở thư viện chính thức trong trường, chúng tôi cũng bố trí các góc đọc dưới sân trường để các em có thể đọc sách ngay trong giờ ra chơi hoặc sau giờ học. Không gian thoáng đãng, không gò bó khiến các em thấy đọc sách là một niềm vui, chứ không phải nhiệm vụ. Chuyến đi hôm nay, theo tôi, không chỉ giúp các em tiếp cận thêm nhiều đầu sách quý mà còn gieo vào lòng các em một hạt mầm quan trọng là tình yêu tri thức. Chỉ cần một cuốn sách phù hợp đến đúng lúc, nó có thể thay đổi cả cách nghĩ của một đứa trẻ. Và điều đó bắt đầu từ việc chúng ta tạo cơ hội để các em được sống cùng sách mỗi ngày", nhà giáo Đinh Mai Thanh chia sẻ.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và toàn xã hội. Các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách không chỉ góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mà còn là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí của sách trong đời sống, tri ân những người làm công tác sáng tạo, phát hành, thư viện và bạn đọc, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và toàn xã hội. Các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách không chỉ góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mà còn là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí của sách trong đời sống.
tri ân những người làm công tác sáng tạo, phát hành, thư viện và bạn đọc, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.
Đây cũng là cơ hội để tri ân những người làm công tác sáng tạo, phát hành, thư viện và bạn đọc, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.
Trong những năm qua, Thư viện Hà Nội (nay là Trung tâm Văn hóa và Thư viện Hà Nội) đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy văn hóa đọc, như hướng dẫn nghiệp vụ cho hệ thống thư viện công cộng, luân chuyển sách, đổi mới hình thức phục vụ thư viện lưu động, tổ chức tọa đàm, giao lưu và giới thiệu sách. Đồng thời, đơn vị cũng đề xuất các giải pháp nhằm động viên đội ngũ thủ thư và tôn vinh văn hóa đọc, góp phần lan tỏa thói quen đọc sách trong cộng đồng Thủ đô.
Trong những năm qua, Trung tâm Văn hóa và Thư viện Hà Nội đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy văn hóa đọc, như hướng dẫn nghiệp vụ cho hệ thống thư viện công cộng, luân chuyển sách, đổi mới hình thức phục vụ thư viện lưu động, tổ chức tọa đàm, giao lưu và giới thiệu sách. Đồng thời, đơn vị cũng đề xuất các giải pháp nhằm động viên đội ngũ thủ thư và tôn vinh văn hóa đọc, góp phần lan tỏa thói quen đọc sách trong cộng đồng Thủ đô.

Bài và Ảnh: Lê An

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục