Cụ thể, đối với nhiệm vụ, giải pháp “Phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực”, Chương trình hành động của Thành ủy đã chỉ rõ các nội dung cụ thể.
Hà Nội nghiên cứu xây thêm 1 sân bay quốc tế, làm đường vành đai 5 (Ảnh minh họa) |
Trong đó, Hà Nội xác định đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, lấy khoa học, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt để phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số và các mô hình kinh tế mới (kinh tế đô thị, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế đêm,…) gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động.
Hà Nội sẽ ưu tiên phát triển các loại dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics; xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính - ngân hàng hàng đầu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng trong cả nước,...
Hà Nội cũng sẽ tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch văn hóa; phát triển nền tảng thương mại điện tử thông qua chuỗi giá trị; tập trung phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy hoạch; ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị khởi nghiệp sáng tạo,...
Cũng theo chương trình hành động, Hà Nội sẽ tập trung nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm việc quản lý quy hoạch; hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, đường vành đai (đầu tư khép kín 7 tuyến đường vành đai giao thông Thủ đô: 1; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 5), hệ thống đường kết nối nội vùng và liên vùng theo quy hoạch; đầu tư xây dựng thêm các cầu qua sông Hồng, sông Đuống tạo điểm nhấn về kiến trúc gắn với quy hoạch các công trình hiện đại hai bên bờ sông.
Đáng chú ý, thành phố phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030. Mở rộng, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài; nghiên cứu, xây dựng thêm một sân bay quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc gắn với xây dựng hệ thống giao thông và hạ tầng logistics hiện đại.
Đối với phát triển đô thị, thành phố sẽ tập trung hình thành một số cực tăng trưởng mới; từng bước tạo ra chùm đô thị, các đô thị vệ tinh, mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD). Phấn đấu đến năm 2025 có 3-5 huyện và đến năm 2030 có thêm một đến hay huyện phát triển thành quận,...
Hà Nội cũng sẽ quyết liệt triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô; tập trung huy động nguồn lực xây dựng lại các khu chung cư cũ có nhà nguy hiểm cấp D, hư hỏng, xuống cấp, hết niên hạn và một số khu chung cư được lựa chọn để đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, tạo tác động lan tỏa.
Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.
Giải ngân vốn đầu tư công của Hà Nội phấn đấu đạt trên 90% trong năm 2022 Thời gian còn lại của năm 2022 không còn nhiều, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành nêu rõ, Hà Nội phải quyết tâm ... |
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần qua Thông tin từ chinhphu.vn, từ ngày 22-26/8/2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, điều hành nổi bật như: Tiếp tục ... |
8 tháng đầu năm, lượng vốn FDI vào Việt Nam đạt 16,8 tỷ USD Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/8/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn ... |
Thu Thủy
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|