Vừa qua, Thanh tra TP. Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị công bố quyết định thanh tra việc chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tại một số doanh nghiệp năm 2023.
Theo thống kê của BHXH TP. Hà Nội, tính đến hết tháng 11/2023, toàn TP còn hơn 85.000 đơn vị chậm đóng các chính sách với tổng số tiền hơn 5.458 tỷ đồng. Trong đó, số tiền chậm đóng BHXH phải tính lãi là gần 1.854 tỷ đồng, bằng 2,88% so với tổng số tiền cần thu. Đáng chú ý, số tiền chậm đóng kéo dài, từ 12 tháng trở lên hiện là 1.845 tỷ đồng, chiếm 33,8% tổng số tiền chậm đóng; số tiền chậm đóng dưới 12 tháng là hơn 1.820 tỷ đồng, chiếm 33,35% tổng số tiền chậm đóng.
Theo danh sách đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ 1 tháng trở lên tháng 11/2023 (số liệu tính đến hết ngày 30/11/2023 theo C12-TS lấy ngày 5/12/2023) mà BHXH TP. Hà Nội vừa công bố, có 53.622 doanh nghiệp nợ bảo hiểm từ hơn 1 triệu đồng đến 55,78 tỷ đồng.
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LPBank) nợ gần 8,2 tỷ đồng BHXH |
Ngoài những cái tên "quen mặt" của BHXH Hà Nội như: Apax, Sữa Hà Nội, Vinaxuki,.., trong danh sách này còn có Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, tầng 5 số 210 đường Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội). LPBank có số tháng chậm đóng là 1 tháng, số tiền chậm đóng là gần 8,2 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh của LPBank, lũy kế 9 tháng năm 2023, thu nhập lãi thuần đạt 7.857 tỷ đồng, giảm 13,9%; lợi nhuận sau thuế ở mức 2.944,4 tỷ đồng, giảm gần 898 tỷ đồng, tương ứng giảm 23% so với cùng kỳ năm trước.
Theo giải trình của LPBank gửi UBCK Nhà nước, nguyên nhân có sự chênh lệch về mặt lợi nhuận ngân hàng sụt giảm so với cùng kỳ 2022 là do tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động do đó đã tác động đến hoạt động kinh doanh của nhiều cá nhân và doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh tế trong đó có ngân hàng.
Bên cạnh đó, thực hiện theo chủ chương của Ngân hàng nhà nước, LPBank đã triển khai các chính sách, gói hỗ trợ lãi suất cho vay và giảm phí, lệ phí cho khách hàng, cũng làm suy giảm lợi nhuận.
Trong năm 2023, LPB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 6.000 tỷ đồng, tăng 5,4% so với thực hiện năm 2022. Như vậy, với 3.686,8 tỷ đồng lãi trước thuế sau 9 tháng, ngân hàng đã thực hiện được 61% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Về chất lượng tín dụng, nợ xấu của LPBank tăng vọt lên mức 7.367 tỷ đồng, gấp gần 2,15 lần so với thời điểm đầu năm. Nguyên nhân là do nợ các nhóm đều tăng mạnh; trong đó, nợ nhóm 3 tăng từ mức 1.070 tỷ đồng lên 1.584 tỷ đồng, nợ nhóm 4 gấp 2.8 lần so với thời điểm đầu năm, lên mức 2.850 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) gấp 2,17 tỷ đồng, lên 2.933 tỷ đồng.
Điều này dẫn tới tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,46% lên 2,79%, đây cũng là mức cao nhất trong 5 năm qua của ngân hàng này.
Ở một diễn biến khác, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015 quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch (PGD) bưu điện trực thuộc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.
Theo đó, kể từ ngày VNPost thoái vốn xuống dưới mức 5% vốn điều lệ của LPBank, PGD bưu điện không được thực hiện hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm. Đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm đã nhận trước đó và đến hạn trả, LPBank, PGD bưu điện phải có biện pháp chi trả hết tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. Trường hợp không chi trả hết tiền gửi tiết kiệm đến hạn do nguyên nhân khách quan, LPBank tiếp nhận và xử lý theo quy định pháp luật.
Dự thảo thông tư còn quy định, PGD bưu điện có tối thiểu 3 người, trong đó có 1 người là kiểm soát viên hoặc chức danh tương đương làm nhiệm vụ kiểm soát và phê duyệt các giao dịch hàng ngày phải là nhân sự của LPBank. PGD bưu điện bị bắt buộc chấm dứt hoạt động khi hoạt động không đúng nội dung quy định, đã chi trả hết tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.
Trước đó, ngày 2/2/2023, NHNN có Văn bản chấp thuận đề nghị của LPBank về việc chuyển nhượng hơn 140,5 triệu cổ phần của LPB do VNPost sở hữu.
Ngoài ra, người đại diện phần vốn góp của VNPost tại LPBank đã chấm dứt tư cách thành viên HĐQT của LienVietPostBank, không tham gia quản trị điều hành tại LPBank.
Được biết, sau khi VNPost góp vốn vào LPBank giữa năm 2011, tổng số Bưu cục cung cấp dịch vụ tiết kiệm bưu điện là 798, đến ngày 20/6/2022 giảm còn 585 PGD bưu điện.
PGD bưu điện thực hiện các dịch vụ ngân hàng hạn chế theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 43, bao gồm nhận tiền gửi tiết kiệm; mở tài khoản thanh toán cho cá nhân; cung ứng séc trắng; rút tiền mặt từ tài khoản thanh toán…
Trong thời gian hoạt động đã phát sinh một số trường hợp nhân sự bưu điện vi phạm đạo đức nghề nghiệp, không tuân thủ đúng quy trình, lợi dụng chức vụ, lừa đảo, gây tổn thất lớn như: phát hành sổ tiết kiệm nhưng không được ghi nhận vào hệ thống ngân hàng; tất toán khống sổ tiết kiệm trên hệ thống; thu nhận tiền gửi tiết kiệm nhưng không ghi nhận vào hệ thống, không cấp sổ tiết kiệm cho khách hàng mà chỉ đưa cho khách hàng giấy biên lai thu tiền theo mẫu biểu Biên lai thu tiền dùng cho việc thu phí tem thư của Bưu điện, không có giá trị ghi nhận khoản tiền gửi tiết kiệm…
Trên thị trường chứng khoán, tại phiên giao dịch sáng ngày 11/12, giá cổ phiếu LPB đang ở mức 16.300 đồng/cổ phiếu.
Sau khuyến nghị bán từ TCBS, cổ phiếu LPB bất ngờ tăng trần và dẫn dắt thị trường Trong báo cáo cập nhật cuối phiên 26/10, Chứng khoán TCBS đưa ra khuyến nghị bán đối với cổ phiếu LPB trong bối cảnh lực ... |
Ngân hàng của bầu Thụy đã dùng gần hết room tín dụng, đã làm đơn xin nới thêm Bức tranh tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trong năm 2023 đang có sự phân hóa rõ rệt, nhiều ngân hàng đang “tồn ... |
Chứng khoán LPBank (LPBS) muốn tăng vốn gấp 16 lần, rục rịch quay lại "đường đua" Chứng khoán LPBank dự kiến chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn từ 250 tỷ đồng lên 3.888 tỷ đồng, ... |
Tiểu Vy
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|