Đền, chùa Hà Nội vắng vẻ trong ngày đầu tháng Âm lịch Đầu xuân đến thăm ngôi Đền linh thiêng tại Lạng Sơn |
Chùa Trấn Quốc
Nằm trên hòn đảo phía Đông Hồ Tây, chùa Trấn Quốc là ngôi cổ tự linh thiêng bậc nhất Hà Nội có tuổi đời lên đến 1.500 năm. Trấn Quốc Tự tọa lạc tại số 46 đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội. Chùa Trấn Quốc theo hệ phái Bắc Tông. Bên trong điện chùa thờ Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Bà Quan Âm. Chùa cũng có ban thờ Quan Bình, Quan Vũ, Chu Thương, Đức Ông và các thị giả.
Chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 4km, du khách có thể dễ dàng di chuyển đến Chùa Trấn Quốc bằng các phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô hoặc các phương tiện công cộng như taxi, grab, xe bus.
Người dân tới chùa Trấn Quốc vào ngày mùng 1 Tết. (Ảnh: sưu tầm) |
Đền Quán Thánh
Đền Quán Thánh có tên chữ là Trấn Vũ Quán - (trấn giữ phía Bắc kinh thành) được xây từ thời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028) để thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, một trong bốn vị thần trấn giữ bốn cửa ngõ Kinh thành Thăng Long khi xưa.
Đền Quán Thánh là một trong bốn ngôi đền linh thiêng, bảo vệ cho mảnh đất Thăng Long và trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh của mảnh đất Kinh Kỳ. Đặc biệt, vào mỗi dịp xuân, Đền Quán Thánh thu hút một lượng người lớn đến cầu an và trong những ngày bình thường thì nơi đây là điểm du lịch ấn tượng không thể bỏ qua.
Tượng đồng đền Quán Thánh. (Ảnh: sưu tầm) |
Chùa Kim Liên
Chùa Kim Liên thuộc Thôn Quảng An, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội. Ngôi chùa này là một phần của Cung Từ Hoa trước đây thời nhà Lý.
Chùa Kim Liên Hà Nội là kiến trúc tôn giáo thuộc top 10 di tích cổ đặc sắc nhất của Việt Nam khi sở hữu vẻ đẹp uy nghiêm, cổ kính với niên đại lên đến 500 năm qua các triều đại Lý, Trần. Chùa vẫn còn giữ nguyên nét cổ kính, từng dấu tích xưa kia của ông cha đến ngày nay. Chính vì lý do đó mà hàng năm vào mỗi dịp lễ hội, người dân từ khắp nơi đổ về đây để cúng lễ, cầu an, chiêm bài như một cách thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến bậc tổ tiên.
Toàn cảnh chùa Kim Liên từ trên cao. (Ảnh: sưu tầm) |
Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ là chốn linh thiêng còn lưu giữ rất nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô Hà Nội. Đây không chỉ là nơi người dân thường xuyên lui tới để cầu bình an, may mắn mà còn là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng, biểu tượng của Hà Nội.
Không gian bên trong Phủ Tây Hồ (Ảnh: sưu tầm) |
Chùa Phúc Khánh
Chùa có tên chữ là “Phúc Khánh tự”. Tuy nhiên, nhân dân địa phương vẫn quen gọi bằng tên Nôm là chùa Sở (bởi thời Lê, nơi đây vốn là Sở đồn của triều đình, gọi là Thịnh Quang Sở. Lâu ngày, chữ “Sở” được đặt làm tên chùa). Chùa hiện tọa lạc tại số 382, phố Tây Sơn, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Tương truyền, chùa Phúc Khánh được khởi dựng từ cuối thời Trần - đầu thời Lê Sơ, là nơi dạy các Phật tử tu hành chính quả. Thời Lê Trung Hưng, ngôi chùa đã trở thành một danh tích nổi tiếng của đất kinh thành. Cuối thế kỷ XVIII, trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử, ngôi chùa bị thiêu hủy hoàn toàn. Bài minh trên quả Chuông đúc năm Cảnh Thịnh thứ 4 (1796) hiện còn trong chùa cho biết: “Chùa Phúc Khánh, trại Thịnh Quang bỗng nhiên gặp nạn binh hỏa, Phật đài, tịnh xá, nền móng đổ nát… Nay có vị tăng đồ chùa Trấn Quốc tên là Chiếu Liên đi chơi ghé qua, được dân làng ái mộ mời ở lại để trụ trì. Nhân đó bỏ sức cúng tiền, khuyến giác thập phương hợp sức cùng bản trại xây dựng lại ngôi chùa, mọi việc dần dần hoàn thành”. Minh Chuông cũng cho biết thêm: Đô đốc Trần Văn Lễ (trong phong trào Tây Sơn) đã cúng tiền đúc chuông cùng pho tượng Cửu Long cho chùa.
Chùa Phúc Khánh có lịch sự thành lập lâu đời tại đất Hà thành. (Ảnh: Sưu tầm) |
Chùa Mía
Cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng chừng 45km về hướng Tây, chùa Mía, tên chữ là Sùng nghiêm Tự, là một trong số ít những ngôi cổ tự của xứ Đoài vẫn giữ được kiến trúc truyền thống nguyên bản đến tận ngày nay. Đặc biệt, ngôi chùa này còn là nơi trưng bày, gìn giữ và bảo tồn lượng lớn các tượng Phật có giá trị về mặt nghệ thuật, đồng thời là nơi lưu giữ nhiều nhất trên khắp cả nước.
Lối vào chùa Mía. (Ảnh: sưu tầm) |
Khu Đình, chùa Bia Bà
Trải qua rất nhiều thời gian, Bia Bà vẫn là nơi bà con Hà thành tới lễ cầu may, cầu lộc. Đặc biệt, người dân kinh doanh, buôn bán còn ví Bia Bà như “Bà Chúa Kho” của Hà Nội.
Mặt chính diện của đình Bia Bà quay về hướng Nam, phía trước là giếng nước rộng. Tổng diện tích khuôn viên của đình Bia Bà khoảng 8.000m2. (Ảnh: sưu tầm) |
Bia Bà nằm trong quần thể tâm linh La Khê gồm Chùa - Đình - Bia và được đặt cùng khuôn viên Đình La Khê, nơi thờ hai vị thành hoàng là Hắc Diện Đại Vương và Thiên Tiên Bảo Hoa Công chúa (gọi là nhị vị Đại vương), người đã giúp dân trừ ác, có nước để cày cấy, chăn nuôi, giúp vùng đất này trở nên trù phú. Nơi đây cũng thờ các vị Thánh sư đã có công dạy dân trong vùng làm nghề lụa vì trước đây vùng này nổi tiếng với nghề dệt lụa.
Bên cạnh đó, Bia Bà thờ ngài Trần Thị Hiền, Hoàng phi của Vua Mạc Thái Tông - Mạc Đăng Doanh (sau khi bà mất được phong làm Đông cung Hoàng hậu). Bà đã có công với triều đình nhà Mạc và nhân dân địa phương. Toàn bộ khu Đình và Bia Bà đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1998.
Quỳnh Trang
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|