Dự thảo Nghị định mới về kinh doanh khí: Xử lý triệt để việc “cắt tai mài vỏ” Hà Nội: Phát hiện cơ sở kinh doanh khí cười với hơn 100 bình lớn, nhỏ |
Quy định ký kết hợp đồng cung cấp gas
Đây là nội dung được đưa ra tại Hội thảo Góp ý đổi mới Nghị định về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh khí, do Hiệp hội gas Việt Nam phối hợp với Tổng Công ty khí Việt Nam - CTCP tổ chức chiều 22/9 tại TP. Hồ Chí Minh.
Ông Trần Minh Loan - Phó Chủ tịch hiệp hội Gas Việt Nam cho biết, hội thảo tập trung vào 4 nhóm vấn đề gồm: Quản lý nguồn; quản lý khâu lưu thông, phân phối; quản lý tiêu dùng trực tiếp và quản lý giá.
Lý giải về những nội dung này, ông Loan cho biết, hiện nay có rất nhiều các công ty đầu mối kinh doanh khí. Khí gas được cung cấp tràn lan ra thị trường mà không có sự kiểm soát dẫn đến những khó khăn trong việc chống gas lậu, gas giả. Đặc biệt là tác nhân gây mất an toàn cháy nổ cho người tiêu dùng và xã hội. Khâu trung gian quản lý chưa tốt, các doanh nghiệp kinh doanh lành mạnh, đúng luật đều không có hiệu quả, không phát triển được thậm chí nhiều doanh nghiệp lớn phải rời bỏ thị trường. Bên cạnh đó, việc quản lý các công ty đầu mối kinh doanh khí hiện nay cũng chưa gắn với mục tiêu đảm bảo an toàn, đảm bảo an ninh năng lượng.
“Yêu cầu của quản lý nhà nước là phải hướng tới yêu cầu của doanh nghiệp. Ngược lại doanh nghiệp cũng yêu cầu các quy định của nhà nước phải thật công bằng, để kinh doanh hiệu quả”, ông Loan nhấn mạnh.
Toàn cảnh hội thảo |
Góp ý cho dự thảo, ông Hosokoji Yu - Chủ tịch Công ty bán lẻ Gas Bình Minh, Tổng giám đốc của Công ty TNHH Sopet Gasone cho biết, hiện tại ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể về các điều khoản cần có trong hợp đồng cung cấp gas cho khách hàng. Chẳng hạn như điều khoản khi thay đổi nhà cung cấp gas, trách nhiệm của người cung cấp gas, trách nhiệm của người sử dụng gas... Công ty Bình Minh gas có giai đoạn đã triển khai việc này, nhưng do không có quy định bắt buộc của nhà nước nên việc triển khai chưa thành công. Dẫn đến hiện trạng, rất nhiều người tiêu dùng không nhận thức được trách nhiệm về đảm bảo an toàn của mình khi sử dụng gas. Đây cũng là một nguyên nhân lớn khiến cho người tiêu dùng sử dụng những bình gas bị san chiết trái phép, không đạt tiêu chuẩn về an toàn mà không hề hay biết, dẫn đến nguy cơ rủi ro cháy nổ cao trong gia đình.
Ông Hosokoji Yu cho rằng, việc ký kết hợp đồng cung cấp gas giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng là cần thiết. "Cần có quy định cụ thể về nội dung trong hợp đồng cung cấp gas. Việc này để phân định rõ được trách nhiệm của người cung cấp gas và người tiêu dùng, đồng thời nâng cao ý thức sử dụng gas an toàn"- ông Hosokoji Yu.
Cùng với đó, cần có nghiệp vụ bảo an bắt buộc phải thực hiện khi cung cấp gas cho người tiêu dùng. Dẫn ví dụ cụ thể, ông Hosokoji Yu cho biết, tại Nhật Bản, những người giao gas cho khách hàng từ bình gas 8kg trở lên bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ về bảo an và chứng chỉ vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Ở Việt Nam thì những người giao gas bằng xe máy vận chuyển bình 12kg và 45kg không cần có chứng chỉ vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. “Tôi nghĩ quy định này sẽ giúp hạn chế được việc vận chuyển hàng hoá gây nguy hiểm trên đường, và hạn chế những người không đạt tiêu chuẩn, kiến thức về an toàn trong vận chuyển - lắp đặt gas cho khách hàng”, ông Hosokoji Yu nhấn mạnh.
Bổ sung quy định về chuỗi phân phối
Ông Triệu Quốc Tuấn - Thành viên HĐQT Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) cho biết, theo quy định tại Dự thảo Nghị định về kinh doanh khí thay thế Nghị định số 87/2018/NĐ-CP về kinh doanh khí tại công văn số 4827/BCT-TTTN (Dự thảo 2) rất nhiều thương nhân kinh doanh LPG hiện nay có thể đáp ứng đủ điều kiện để trở thành thương nhân xuất nhập khẩu LPG, do không cần phải sở hữu cơ sở vật chất như cầu cảng, kho, hệ thống phân phối, trạm chiết nạp, chai LPG và việc thuê kho LPG đi kèm cầu cảng hiện nay khá dễ dàng.
Ông Triệu Quốc Tuấn - Thành viên HĐQT Tổng công ty Khí Việt Nam góp ý tại hội thảo |
Hiện nay, có khoảng 47 thương nhân xuất nhập khẩu và sẽ có thêm nhiều thương nhân xuất nhập khẩu trong lĩnh vực LPG. Việc có quá nhiều thương nhân tham gia vào khâu nhập khẩu và phân phối nguồn LPG cho thị trường sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất cân đối nguồn hàng trên thị trường.
Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, ông Tuấn cho biết, khi thị trường giá LPG giảm, một số thương nhân nhập khẩu LPG sẽ không nhập hàng gây tình trạng thiếu hàng trên thị trường. Trong khi đó, khi giá tăng, họ sẽ tăng cường nhập hàng (đầu cơ) gây tình trạng thừa hàng trên thị trường.
Cũng theo ông Tuấn, thực tế hiện nay nhu cầu LPG của Việt Nam phụ thuộc khoảng 62-65% nguồn LPG nhập khẩu. Trong khi hiện nay không có quy định ràng buộc về nghĩa vụ nhập khẩu và dự trữ lưu thông LPG đối với thương nhân kinh doanh LPG nên sẽ rất dễ gây ra tình trạng thừa thiếu hàng cục bộ. Đặc biệt sẽ có thời điểm thiếu hàng trầm trọng khi nguồn cung LPG thế giới khan hiếm do các thương nhân xuất nhập khẩu quy mô nhỏ không có hợp đồng nhập khẩu LPG dài hạn.
Do có quá nhiều thương nhân tham gia vào quá trình phân phối nguồn nên sẽ thường xuyên xảy ra tình trạng tăng/giảm giá bán bất thường gây rối loạn thị trường.
Đặc thù của thị trường LPG là giá bán được điều chỉnh hàng tháng và nhà nước không can thiệp vào giá bán của thương nhân. Do vậy khi giá LPG thế giới có xu hướng giảm mạnh sẽ xảy ra tình trạng bán tháo hàng (cắt lỗ) và ngược lại. Điều này ảnh hưởng lớn tới các thương nhân có đầu tư cơ sở vật chất (kho cảng, trạm), sở hữu thương hiệu chai LPG và có hệ thống phân phối do giá mua/bán trên thị trường liên tục tăng giảm một cách bất hợp lý. Ngoài ra, theo quy định tại Dự thảo 2, thương nhân xuất nhập khẩu LPG sẽ không thể hiện được vai trò của thương nhân đầu mối trong chuỗi hệ thống phân phối LPG từ khâu đầu đến khâu cuối (do không cần phải tham gia khâu bán lẻ chai LPG).
Nghị định số 87/2018/NĐ-CP được ban hành ngày 15/6/2018 về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh khí nhằm mục tiêu điều chỉnh hành lang pháp lý theo kịp và phù hợp với các diễn biến cũng như sự phát triển của thị trường Khí trong nước. Sau gần 5 năm ban hành và thực thi, việc rà soát và sửa đổi Nghị định về Kinh doanh khí nhằm xây dựng một hành lang pháp lý hiệu quả, hướng đến một môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, phát triển bền vững, tiếp tục đóng góp hiệu quả cho kinh tế xã hội, an ninh năng lượng quốc gia. |
Hà Linh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|