Ngày 10/7/2024, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 742/QĐ-XPHC về việcxử phạt vi phạm hành chính đối với bà Lê Ngân Nhi, địa chỉ tại số 20 Ngõ 45 Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
Trong đó, phạt 270 triệu đồng do có hành vi vi phạm hành chính gồm không báo cáo về việc dự kiến giao dịch. Cụ thể, bà Lê Ngân Nhi, người liên quan của ông Lê Thái Thành, thành viên HĐQT Fideco đã thực hiện giao dịch mua 1.350.000 cổ phiếu FDC vào ngày 11/6/2024 nhưng không báo cáo về việc dự kiến giao dịch. Thêm nữa, bà Lê Ngân Nhi còn bị đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn 4 tháng theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 27 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP.
Trên thị trường, cổ phiếu FDC bị HOSE đưa vào diện chứng khoán bị cảnh báo từ ngày 5/4/2023 vì BCTC kiểm toán 2022 có lãi sau thuế chưa phân phối là số âm (lỗ lũy kế gần 193 tỷ đồng). |
Cũng liên quan đến giao dịch chui cổ phiếu FDC, trong ngày 10/7/2024, UBCKNN ban hành Quyết định số 739/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Thái Thành, địa chỉ tại 20 Ngõ 45 Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
Trong đó, ông Lê Thái Thành bị phạt 100 triệu đồng do có hành vi vi phạm hành chính gồm không báo cáo về việc dự kiến giao dịch. Cụ thể, ông Lê Thái Thành, thành viên HĐQT Fideco đã thực hiện giao dịch mua 906.271 cổ phiếu FDC. Trong đó, giao dịch mua 686.271 cổ phiếu FDC vào ngày 11/6/2024 và giao dịch mua 220.000 cổ phiếu FDC vào ngày 7/6/2024 nhưng không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.
Theo báo cáo tình hình quản trị năm 2023, ông Lê Thái Thành đang làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Quản lý và Phát triển Bất động sản Thái Nam; Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn ASI; Thành viên HĐQT Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Bất động sản Kim Nhật Thành; Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thang máy Thái Nam.
Cũng trong ngày 10/7/2024, UBCKNN ban hành Quyết định số 741/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Hồ Anh Tuấn, địa chỉ tại số 9, ngõ 11 Nguyễn Hoàng, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Trong đó, phạt 370 triệu đồng do có hành vi vi phạm hành chính gồm không báo cáo về việc dự kiến giao dịch. Cụ thể, ông Hồ Anh Tuấn, thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Fideco đã thực hiện giao dịch mua 1.850.000 cổ phiếu FDC vào ngày 7/6/2024 nhưng không báo cáo về việc dự kiến giao dịch. Đồng thời, ông Hồ Anh Tuấn còn bị đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn 04 tháng theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 27 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP.
Ông Hồ Anh Tuấn nhận thêm nhiệm vụ Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật FDC thay cho ông Tạ Chí Cường từ hồi tháng 4/2024. Ông Tuấn còn làm Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Dịch vụ và Thương mại ATP; Thành viên HĐQT Công ty TNHH Kangsung Vina.
Như vậy, tổng 2 lãnh đạo và 1 người thân bị xử phạt tổng 740 triệu đồng, đồng thời ông Hồ Anh Tuấn bị đình chỉ giao dịch chứng khoán 4 tháng và bà bà Lê Ngân Nhi cũng bị đình chỉ giao dịch 4 tháng.
Fideco được thành lập vào năm 1989 với tên gọi Công ty phát triển thủy hải sản TP.HCM. Ngày 23/12/1993, Công ty được UBND TP.HCM chấp thuận cho thay đổi thành Công ty Cổ phần hoạt động theo luật Công ty với tên gọi là Công ty CP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP.HCM.
Trên thị trường, cổ phiếu FDC bị Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đưa vào diện chứng khoán bị cảnh báo từ ngày 5/4/2023 vì BCTC kiểm toán 2022 có lãi sau thuế chưa phân phối là số âm (lỗ lũy kế gần 193 tỷ đồng). Nguyên nhân chính do Fideco lỗ sau thuế tới gần 198 tỷ đồng trong năm 2022 vì các khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi, khiến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến (hơn 200 tỷ đồng).
Trong các văn bản báo cáo tình hình khắc phục sau đó, FDC cho biết việc thu hồi công nợ gặp trở ngại vì khó khăn chung của nền kinh tế và thị trường bất động sản, nên các đối tác chưa thể thu hồi công nợ. Tuy nhiên, mới đây, Công ty đã đưa ra lộ trình mới cho vấn đề thu hồi công nợ. Theo Fideco, các bên liên quan đang xem xét thỏa thuận phương án chuyển nhượng cho nhà đầu tư có công nợ, hoặc xin ý kiến ĐHĐCĐ phê duyệt phương án nhận lại phần vốn góp để chủ động triển khai. Trường hợp không đạt được thỏa thuận, sẽ tiếp tục xử lý theo quy định của hợp đồng.
Khoản nợ khó đòi của Fideco là từ Công ty CP Dệt may Liên Khương. Tại ĐHĐCĐ 2024, Công ty đã làm việc với bên Liên Phương và biết được đối tác này đang thực sự khó khăn, không có đơn hàng, không có khả năng trả nợ. Tổng Giám đốc Hồ Anh Tuấn chia sẻ trước đây, Fideco đã thuê bên tư vấn luật để thực hiện phương án kiện đòi ra tòa án. Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng, việc khởi kiện sẽ là phương án cuối cùng vì Liên Phương không có nhiều tài sản để thi hành án. Do đó, chủ trương ưu tiên là làm việc với đối tác, trong trường hợp đối tác không có khả năng chi trả thì Fideco sẽ trình ĐHĐCĐ thông qua việc chỉ lấy lại phần vốn góp của dự án.
Bên cạnh đó, tòa nhà văn phòng tại 28 Phùng Khắc Khoan đã thực hiện công tác nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, chuẩn bị nghiệm thu và bàn giao cho đơn vị thuê. Công ty cũng tiến hành cơ cấu lại hoạt động cho thuê văn phòng tại tòa nhà phía sau văn phòng Fideco. Các mảng này dự kiến mang lại doanh thu cho thuê khoảng 60 tỷ đồng.
Doanh Bảo An và “Sếp lớn” muốn thoái bớt vốn tại Fideco (FDC) Nhóm cổ đông lớn báo cáo kết quả giao dịch tại CTCP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP.HCM (Fideco, HOSE – Mã: FDC). |
Fideco (FDC) muốn chào bán lượng lớn cổ phiếu nhằm tăng vốn Tại Đại hội cổ đông bất thường năm 2022, FDC đã thay đổi phương chào bán cổ phiếu riêng lẻ với kế hoạch chào bán ... |
Chứng khoán Thành Công (TCI) chi hàng chục tỷ đồng vào ghế cổ đông lớn Fideco (FDC) Chứng khoán Thành Công (TCI) là tổ chức liên quan tới ông Nguyễn Quốc Việt, Thành viên HĐQT Công ty CP Ngoại thương và Phát ... |
Đức Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|