Giải mã "cú vít ga ngoạn mục" của cổ phiếu cảng biển phiên hôm nay

(Banker.vn) Cổ phiếu cảng biển có một phiên giao dịch đáng chú ý với sắc xanh tím phủ kín toàn ngành...

Phiên giao dịch đầu tuần mới, trong bối cảnh thị trường chứng khoán không quá tích cực trên diện rộng, cổ phiếu nhóm vận tải - cảng biển bất ngờ bứt tốc, thậm chí có phần "gây sốc" khi sắc tím bao phủ gần như toàn ngành.

Có thể kể tới như cổ phiếu HAH của Vận tải Xếp dỡ Hải An chốt phiên tăng kịch trần và khớp lệnh hơn 11 triệu đơn vị cùng khối lượng dư mua giá trần gần 1 triệu cổ phiếu.

Cổ phiếu VSC chốt phiên cũng tăng mạnh 4,41% với thanh khoản duy trì vị trí top đầu, đạt hơn 22,6 triệu đơn vị khớp lệnh.

Các mã còn lại trong ngành như VTO, VNL, TCO, VOS hay QNP cũng đều có cho mình sắc tím với thanh khoản cải thiện rõ rệt.

Giải mã
Cổ phiếu cảng biển biến động mạnh phiên 10/6

Pha bứt tốc của nhóm cảng biển diễn ra trong bối cảnh gián đoạn thị trường vận tải biển đẩy giá cước tăng chóng mặt. Trong báo cáo mới nhất, công ty môi giới tàu Intermodal cho biết thị trường vận tải đã thay đổi rất nhanh chóng.

"Chỉ cách đây vài tuần, thị trường vận tải container còn khá cân bằng, với cước phí giảm sau đợt tăng đột biến ban đầu do việc chuyển hướng tàu ra khỏi Biển Đỏ vì xung đột trong khu vực. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi đáng kể khi lĩnh vực này hiện đang trải qua sự gián đoạn nghiêm trọng và sự hồi phục mạnh mẽ của cước phí giao ngay trên các tuyến thương mại chính với nhiều yếu tố góp phần vào sự tăng đột biến này," báo cáo cho biết.

Chara Georgousi, chuyên gia tại Intermodal, nhận định việc chuyển hướng tàu ra khỏi Biển Đỏ đã ảnh hưởng đáng kể đến lịch trình vận chuyển.

"Tuyến đường thay thế quanh Mũi Hảo Vọng tăng thêm tới hai tuần cho thời gian hành trình, làm gián đoạn kế hoạch và tăng tiêu thụ nhiên liệu cũng như chi phí. Sự chuyển hướng này đã dẫn đến hiệu ứng domino, với các trung tâm trung chuyển lớn ở châu Âu và châu Á trở thành nút thắt cổ chai, làm chậm thêm việc di chuyển hàng hóa. Đáng chú ý, thời gian chờ đậu tại các cảng lớn kéo dài đến 7 ngày, trong khi thời gian lưu trữ hàng hóa tại Thượng Hải đạt mức cao nhất trong 3 năm," bà chia sẻ về tình hình hiện tại.

Sự tắc nghẽn nghiêm trọng này đã dẫn đến tình trạng nghẽn tàu và buộc một số nhà vận chuyển phải bỏ qua các cảng dự kiến, làm tăng thêm vấn đề tại các cảng hạ nguồn phải xử lý khối lượng hàng hóa bổ sung. Nhìn tổng thể, ước tính tình trạng tắc nghẽn cảng ngày càng xấu đi đã làm giảm hơn 2% nguồn cung tàu container kể từ tháng 3/2024. Ngoài ra, các vấn đề ở kênh đào Panama và Eo biển Hormuz cũng càng làm trầm trọng thêm vấn đề của ngành.

Ở phía cầu, các bên mua hàng lại tăng cường nhập khẩu trước hàng hóa để giảm thiểu các gián đoạn chuỗi cung ứng trong tương lai.

"Hành vi này, tương tự như các chiến lược đã thấy trong thời kỳ đại dịch COVID-19, góp phần vào sự tăng vọt hiện tại về nhu cầu," bà Georgousi nói.

Tác động kết hợp của các yếu tố trên đã dẫn đến sự tăng mạnh của cước phí. Trong tuần kết thúc vào ngày 06/06, chỉ số cước vận tải container của Drewry tăng 12% lên 4,716 USD cho mỗi FEU (container 40ft), tức tăng 181% so với cùng kỳ và cao hơn 232% so với mức trung bình năm 2019.

Ví dụ, cước phí trên tuyến Thượng Hải đến Genoa đạt 6,664 USD mỗi FEU, tăng 213% so với một năm trước. Ngoài ra, cước phí trên tuyến Thượng Hải đến New York gần đây đạt 6,463 USD mỗi FEU, tăng khoảng 142% so với cùng kỳ, trong khi cước phí trên tuyến Thượng Hải đến Los Angeles gần đây đạt 5,975 USD mỗi FEU, tăng khoảng 215% so với cùng kỳ năm trước.

Giải mã
Cước vận tải container ở một số tuyến (Nguồn: Drewy)

Về phía các tổ chức phân tích trong nước, Chứng khoán TPS nhận định các công ty vận tải biển sẽ được hưởng lợi nhờ áp lực lạm phát trên toàn cầu hạ nhiệt và nhu cầu tại thị trường Trung Quốc phục hồi khi những chính sách hỗ trợ nền kinh tế đã bắt đầu "thẩm thấu".

Hoạt động thương mại khu vực châu Á cũng được dự báo sẽ tăng trưởng ổn định trong 2024. Thêm vào đó, giá cước neo cao sẽ tác động tích cực đến các doanh nghiệp vận tải biển có hoạt động cho thuê tàu như Xếp dỡ Hải An. Tuy nhiên, TPS vẫn lưu ý về tình trạng dư cung tàu container trên thị trường nội địa, điều này sẽ tiếp tục gây áp lực lên giá cước nội địa.

Giải mã

Chứng khoán SSI cùng quan điểm lạc quan rằng ngành logistics có thể phục hồi về sản lượng nhờ hoạt động sản xuất đang gia tăng, từ đó làm giảm áp lực lên giá cước trung bình. Bên cạnh đó, chi phí nhiên liệu giảm cũng là một yếu tố tích cực.

Mặt khác, EIA dự báo, năm 2024 và 2025, giá dầu thô trung bình sẽ ở gần mức trung bình năm 2023 là 82 USD/thùng, nhờ sự cân bằng về cung - cầu. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp vận tải biển bình ổn chi phí nhiên liệu đầu vào trong thời gian tới.

Trong dài hạn, ngành cảng biển toàn Đông Nam Á đang hưởng lợi mạnh mẽ từ việc dịch chuyển chuỗi cung ứng. Trung Quốc vẫn là nguồn nhập khẩu chủ yếu của thị trường châu Âu và Bắc Mỹ nhưng đang mất dần thị phần vào tay Đông Nam Á và Nam Á. Trong đó Việt Nam là nước đạt mức tăng mạnh nhất từ chiếm tỷ trọng 6% (2016) lên đến 13% (2022)...

Chứng khoán phiên sáng 10/6: VN-Index vượt mốc 1.290 điểm, nhóm vận tải là điểm đến dòng tiền

Chứng khoán phiên sáng 10/6 tiếp tục tiến bước và VN-Index dễ dàng vượt qua mốc 1.290 điểm khi sắc xanh lan tỏa thị trường. ...

ABS Research lạc quan về TTCK tháng 6, khuyến nghị lựa chọn cổ phiếu có câu chuyện riêng

Trong báo cáo chiến lược mới đây, bộ phận phân tích của Công ty Chứng khoán An Bình (ABS Research) đã đưa ra dự báo ...

Chứng khoán phiên chiều 10/6: Nhóm cảng biển "gây sốc"

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch đầu tuần mới chứng kiến cổ phiếu nhóm cảng biển "tăng như vũ bão", qua đó giúp VN-Index ...

Lưu Lâm

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán