Giá xăng trong nước điều chỉnh tăng vượt mốc 23.000 đồng/lít từ chiều nay (23/5)

(Banker.vn) Từ 15h chiều nay, giá xăng trong nước được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh tăng. Trong khi đó, giá dầu lại điều chỉnh giảm ở một số mặt hàng.

Giá xăng dầu hôm nay 22/5/2024: Tiếp tục sụt giảm

Giá xăng dầu hôm nay 23/5/2024: Thị trường trong nước có thể sẽ điều chỉnh tăng

Cụ thể, giá xăng E5 RON92 điều chỉnh tăng 162 đồng/lít lên mức giao dịch mới là 22.277 đồng/lít và giá xăng RON95-III cũng điều chỉnh tăng 78 đồng/lít và có giá mở bán mới là 23.213 đồng/lít. Cùng với đó, giá dầu mazut tăng 95 đồng tăng lên ngưỡng 17.513 đồng/kg. Tuy nhiên, trong kỳ điều hành này, mặt hàng dầu diesel điều chỉnh giảm 36 đồng và giao dịch ở mức mới là 19.837 đồng/lít. Cùng với đó, giá dầu hỏa giảm 6 đồng và còn 19.902 đồng/lít. Thời gian áp dụng giao dịch mới từ 15h chiều ngày 23/5/2024.

Giá xăng trong nước điều chỉnh tăng vượt mốc 23.000 đồng/lít từ chiều nay (23/5)
Giá xăng trong nước điều chỉnh tăng từ 15h chiều nay (23/5/2024)

Về quỹ bình ổn (BOG), liên bộ quyết định không trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu. Đại diện Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, tính đến thời điểm trước điều chỉnh giá và số dư quỹ bình ổn (BOG) tại doanh nghiệp là 3.077 tỷ đồng (giữ nguyên so với kỳ công bố tuần trước).

Tại kỳ này, nhà điều hành vẫn không chi sử dụng quỹ bình ổn giá và đồng thời cũng không yêu cầu trích lập vào quỹ.

Theo dữ liệu của Bộ Công Thương, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Một trong số đó là lượng tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tăng lên, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thông tin việc cắt giảm lãi suất có thể bị hoãn lại do lạm phát kéo dài. Hơn thế, lượng dầu này còn chịu ảnh hưởng của các thông tin như OPEC+ có thể gia hạn chính sách cắt giảm sản lượng dầu mỏ tại cuộc họp vào đầu tháng 6/2024, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina vẫn tiếp diễn…

Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua diễn biến tăng, giảm đan xen tùy từng mặt hàng.

Trong lần điều chỉnh gần đây nhất (ngày 16/5), mặt hàng xăng E5 RON92 giảm 508 đồng/lít, xăng RON95-III giảm 409 đồng/lít và dầu mazut giảm 85 đồng. Tuy vậy, giá dầu diesel tăng 26 đồng và dầu hỏa tăng 207 đồng/lít.

Theo Nghị định số 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, thời gian điều hành giá xăng dầu sẽ rút ngắn từ 10 ngày xuống 7 ngày và được thực hiện vào ngày thứ Năm hàng tuần.

Trường hợp thời gian điều hành giá trùng với ngày nghỉ lễ theo quy định thì được thực hiện như sau: Nếu ngày thứ Năm trùng với ngày đầu tiên dịp nghỉ lễ thì thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày thứ Tư liền kế trước đó. Còn nếu ngày thứ Năm trùng vào các ngày nghỉ lễ còn lại, thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ.

Trên thế giới, giá dầu giảm hơn 1%, ghi nhận phiên giảm thứ 3 liên tiếp và sự giảm giá không phanh này của giá dầu là do các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhen nhóm lại và làm lo ngại về nhu cầu dầu khi cho biết việc cắt giảm lãi suất có thể bị hoãn lại do lạm phát kéo dài.

Cụ thể, giá dầu Brent giảm 98 cent (tương đương 1,18%) và xuống mức 81,9 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu WTI của Mỹ giảm 1,09 USD (tương đương 1,39%) và xuống mức giao dịch mới là 77,57 USD/thùng.

Theo biên bản cuộc họp chính sách diễn ra trong 2 ngày 30/4 và 1/5 của Fed công bố ngày 22/5, các quan chức Fed cho rằng áp lực giá sẽ từ từ giảm bớt trong những tháng tới nhưng xuất hiện nghi ngờ về việc liệu mức lãi suất hiện tại có đủ cao để đảm bảo kết quả đó hay không.

Một số quan chức cho biết họ sẵn sàng tăng chi phí đi vay một lần nữa nếu lạm phát tăng cao. Theo John Kilduff của Again Capital cho biết, việc cắt giảm lãi suất sẽ diễn ra trước một trong những cuộc họp mùa thu. Cũng tại Mỹ, Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết lượng tồn kho dầu thô trong tuần kết thúc vào ngày 17/5 tăng 1,8 triệu thùng. Ngược lại so với mức dự đoán giảm 2,5 triệu thùng của các nhà phân tích và thấp hơn so với dữ liệu tăng 2,48 triệu thùng của Viện Dầu khí Mỹ.

Tuy nhiên, ngược với sự tăng trong tồn kho dầu, tồn kho xăng của Mỹ đã giảm 900.000 thùng. Theo Kilduff, sự gia tăng nhu cầu xăng là do các nhà cung cấp dự trữ hàng vào cuối tuần trước Ngày Tưởng niệm.

Thị trường dầu thô còn bị áp lực bởi các yếu tố cơ bản suy yếu, như dầu Brent giao ngay giảm so với hợp đồng tương lai và lợi nhuận nhà máy lọc dầu giảm. Theo Ole Hansen - người đứng đầu chiến lược hàng hóa của Ngân hàng Saxo cho biết, điều này có thể sẽ buộc OPEC+ gia hạn cắt giảm sản lượng tại cuộc họp tháng 6 để hỗ trợ giá.

Việc OPEC+ hiện đang cắt giảm sản lượng 5,86 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 5,7% nhu cầu toàn cầu. Việc cắt giảm bao gồm 3,66 triệu thùng/ngày của các thành viên OPEC+ có hiệu lực đến cuối năm 2024 và 2,2 triệu thùng/ngày do một số thành viên cắt giảm tự nguyện, sẽ hết hạn vào cuối tháng 6.

Giá xăng trong nước tiếp tục giảm, về sát mốc 22.000 đồng/lít

Từ 15h chiều nay (16/5), giá xăng trong nước giảm theo xu hướng thế giới và giá dầu tăng (trừ mazut) theo điều chỉnh của ...

Giá xăng dầu hôm nay 23/5/2024: Thị trường trong nước có thể sẽ điều chỉnh tăng

Theo dự báo của các doanh nghiệp đầu mối, trong bối cảnh giá dầu thế giới có xu hướng tăng, giá xăng trong nước chiều ...

Hạ Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục