Giá xăng dầu trong nước giảm mạnh: Cán mốc 22.000 đồng/lít

(Banker.vn) Từ 15h chiều ngày 21/3, giá xăng RON95 và E5 RON92 cùng giảm 780 đồng/lít, các mặt hàng dầu cũng giảm 800 - 1.250 đồng/lít,kg.

Giá xăng dầu hôm nay 17/3/2023: Chưa dứt đà giảm, xăng trong nước ngược chiều

Giá xăng dầu hôm nay 20/3/2023: Thị trường thế giới giảm sâu, xăng trong nước ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay 21/3/2023: Xăng trong nước "trượt dốc" theo thế giới?

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa công bố điều chỉnh giá xăng dầu theo hướng giảm đồng loạt tất cả các mặt hàng. Theo đó, giá xăng RON95 giảm 780 đồng, xuống 23.030 đồng/lít; xăng E5 RON92 cũng giảm 780 đồng, xuống 22.020 đồng/lít. Tương tự, giá dầu diesel giảm 1.200 đồng, bán ra ở mức 19.300 đồng/lít; dầu hỏa giảm 1.250 đồng, bán ra 19.460 đồng/lít; dầu mazut giảm 800 đồng, bán ra 14.470 đồng/kg.

Giá xăng dầu trong nước điều chỉnh giảm từ 15h chiều ngày 21/3 (Nguồn ảnh: Internet)
Giá xăng dầu trong nước điều chỉnh giảm từ 15h chiều ngày 21/3 (Nguồn ảnh: Internet)

Giá thay đổi cụ thể như sau:

Mặt hàng

Giá mới

Thay đổi

Xăng RON 95-III

23.030

-780

Xăng E5 RON 92

22.020

-780

Dầu diesel

19.300

-1.200

Dầu hoả

19.460

-1.250

Dầu mazut

14.470

-800

Đơn vị: đồng/lít, kg (tuỳ loại)

Tại kỳ điều hành hôm nay, liên Bộ tiếp tục không sử dụng Quỹ bình ổn giá và giữ nguyên mức trích lập vào quỹ này các mặt hàng, trừ dầu mazut (mức trích lập tăng từ 0 đồng lên 300 đồng một kg).

Động thái không xả và giữ mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu như kỳ điều hành ngày 13/3 được nhà điều hành đưa ra trong bối cảnh giá thế giới hạ nhiệt sâu.

Đến cuối tháng 2, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) có số dư Quỹ bình ổn hơn 2.172 tỷ đồng. Trong khi đó, Quỹ bình ổn xăng dầu tại Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) âm hơn 411 tỷ đồng, tính đến 13/3. Đây là hai doanh nghiệp đầu mối chiếm thị phần lớn nhất.

Liên quan đến thị trường xăng dầu, mới đây, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục có đơn gửi Thủ tướng kiến nghị những bất cập. Theo ông Giang Chấn Tây, Giám đốc Công ty TNHH MTV Bội Ngọc, đại diện cho hàng nghìn doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trên địa bàn cả nước, quy định buộc doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu chỉ mua hàng từ một nguồn là bất hợp lý, đang gây ra nhiều hệ luỵ.

Việc không cho lấy hàng từ nhiều nguồn dẫn đến việc doanh nghiệp bán lẻ phải đối phó bằng cách thành lập nhiều doanh nghiệp nhỏ. Điều này đã làm tăng số lượng doanh nghiệp, gây phức tạp thêm cho việc quản lý của chủ doanh nghiệp khi phải tách ra hạch toán sổ sách tài chính kế toán, vay trả, xử lý công nợ…của từng doanh nghiệp riêng biệt theo quy định.

Để đảm bảo quản lý chi tiêu, tài khoản và cân đối toàn bộ nguồn tiền thì chủ doanh nghiệp phải quản lý cả 3 - 4 con dấu cùng lúc, đây là việc làm phức tạp và không hề thuận tiện trong quản lý của chủ doanh nghiệp xăng dầu.

Về quản lý Nhà nước lại càng phức tạp hơn khi phải quản lý quá nhiều doanh nghiệp, nhất là vấn đề quản lý thuế, nhận báo cáo cùng lúc quá nhiều doanh nghiệp thay vì đúng nghĩa thực chất chỉ một doanh nghiệp; càng phức tạp hơn về quản lý hoá đơn của cơ quan thuế, rất nhiều trường hợp gửi từ một máy tính duy nhất, một email duy nhất nhưng nhiều báo cáo cùng lúc, quản lý về điều kiện kinh doanh cũng từ đó mà phải gánh thêm việc… Kiến nghị thứ hai là đề nghị hoàn trả phần lợi nhuận và chi phí kinh doanh định mức cho doanh nghiệp bán lẻ.

Thanh Hằng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán