Giá xăng dầu hôm nay 3/3/2023: Thị trường thế giới nhích chậm lên dốc | |
Giá xăng dầu hôm nay 4/3/2023: Bất ngờ lao dốc | |
Giá xăng dầu hôm nay 6/3/2023: Một tuần tăng giá |
Cụ thể, giá dầu thô WTI giảm 1,1 USD, xuống mức 78,67 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giảm 1,31 USD, xuống còn 84,75 USD/thùng. Các chuyên gia cho rằng, giá dầu đi xuống do giới đầu tư lo ngại các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ thực hiện một đợt tăng lãi suất mới vào cuộc họp chính sách diễn ra trong tháng 3 này, gây sức ép lên giá dầu.
Nguồn ảnh: Internet |
Trong tháng 3 này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ họp về lãi suất. Các nhà đầu tư đang chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ trong hai ngày 7-8/3, về việc Fed có cần tăng lãi suất nhiều hơn hay không.
Bên cạnh đó, giá dầu giảm sau khi Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay thấp hơn dự kiến. Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% trong năm 2023, thấp hơn mục tiêu tăng trưởng 5,5% của nước này vào năm 2022.
Thêm vào đó, giá dầu còn chịu tác động do lo ngại tình trạng bất ổn địa chính trị gia tăng, đặc biệt là các vấn đề xung quanh cuộc xung đột Nga - Ukraine, sẽ kéo theo các cuộc chiến tranh thương mại. Đây cũng là yếu tố tác động mạnh đến thị trường dầu thô.
Một dấu hiệu khác cũng cho thấy nguồn cung dầu tăng là sản lượng dầu thô của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tăng 150.000 thùng/ngày trong tháng 2 vừa qua. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) mới đây dự báo tình trạng dư dầu có khả năng xảy ra vào đầu năm nay mặc dù nguồn cung có thể thắt chặt nếu các lệnh trừng phạt của phương Tây làm giảm lượng dầu xuất khẩu của Nga.
Tại thị trường trong nước, giá xăng E5 RON 92 giảm 121 đồng/lít, xuống 22.421 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 118 đồng/lít, xuống 23.325 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 551 đồng/lít còn 20.255 đồng/lít; dầu hỏa giảm 372 đồng/lít còn 20.474 đồng/lít. Riêng dầu mazut tăng 304 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành, hiện giá dầu mazut là 14.555 đồng/kg.
Tại kỳ điều hành này, Liên bộ không chi từ Quỹ bình ổn với các mặt hàng xăng, dầu. Thay vào đó, mức trích từ Quỹ bình ổn với xăng RON 95-III tăng từ 0 đồng lên 200 đồng một lít; E5 RON 92 tăng lên 250 đồng một lít so với kỳ điều hành ngày 21/2. Mức trích quỹ với dầu diesel giảm 100 đồng so với kỳ điều hành trước, về còn 500 đồng. Dầu hoả có mức trích lập vào quỹ là 300 đồng một lít, tăng 100 đồng. Riêng mức trích lập với dầu mazut vẫn duy trì 0 đồng mỗi kg như phiên điều hành trước.
Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn hơn 4.600 tỷ đồng
Theo Bộ Tài chính, quý cuối năm ngoái, cơ quan quản lý sử dụng hơn 79,2 tỷ từ quỹ bình ổn và trích quỹ 2.155 tỷ đồng. Lãi phát sinh trên số dư quỹ trong quý IV/2022 là khoảng 2 tỷ, lãi vay phát sinh trên số dư quỹ âm hơn 1,4 tỷ đồng. Như vậy, tính đến hết 31/12, số dư trên quỹ bình ổn giá xăng dầu là khoảng hơn 4.617 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ so với quý liền trước đó. Đây cũng là mức cao nhất của quỹ từ đầu năm 2021 đến nay.
Việc trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu được thực hiện đồng thời với kỳ điều hành giá cơ sở. Đây là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước. Nguồn hình thành quỹ bình ổn này được trích lập thông qua giá mua, do người tiêu dùng chi trả (300 đồng một lít) nhưng được quản lý tại doanh nghiệp và việc sử dụng quỹ do nhà điều hành (liên bộ Công Thương) quyết định.
Bộ Công Thương và Tài chính đều cho rằng cần duy trì quỹ này vì đây là công cụ điều hành, giúp bình ổn giá. Tuy nhiên, việc điều hành quỹ này trong năm ngoái khi thị trường biến động theo đánh giá của một số chuyên gia là chưa phát huy hiệu quả. Đến tháng trước, Liên đoàn Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vẫn kiến nghị bỏ quỹ vì cho rằng điều hành chưa đạt được mục tiêu giúp giảm biên độ biến động giá xăng dầu trong nước.
Linh Linh (T/H)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|