Giá xăng dầu hôm nay 7/12/2022: Lấy lại đà tăng

(Banker.vn) Ghi nhận vào lúc 6h30 ngày 7/12 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu thế giới tăng trong bối cảnh lo ngại thiếu hụt nguồn cung.

Giá xăng dầu hôm nay 3/12/2022: Dầu thô duy trì đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 5/12/2022: Một tuần tăng giá mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 6/12/2022: Dầu thô bật tăng

Cụ thể, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2023 đứng ở mức 77,34 USD/thùng, tăng 0,41 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 6/12, giá dầu WTI giao tháng 1/2023 đã giảm tới 4,01 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 2/2023 đứng ở mức 83,15 USD/thùng, tăng 0,47 USD/thùng trong phiên nhưng đã giảm tới 4,01 USD so với cùng thời điểm ngày 6/12.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết động thái của phương Tây cấu thành sự can thiệp thô bạo, đi ngược lại các quy tắc thương mại tự do và sẽ gây bất ổn thị trường năng lượng toàn cầu bằng cách gây ra tình trạng thiếu nguồn cung. "Chúng tôi đang nghiên cứu các cơ chế để ngăn chặn việc sử dụng công cụ trần giá ở bất kỳ mức nào được thiết lập, vì sự can thiệp như vậy có thể gây bất ổn hơn nữa cho thị trường", ông Alexander Novak cho hay.

Giới phân tích, động thái trên của Nga có thể đẩy thị trường dầu mỏ vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng, đặc biệt khi Trung Quốc vừa thông báo nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch và kinh tế toàn cầu có dấu hiệu khởi sắc.

Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu ngày 6/12 cũng bị hạn chế bởi đồng USD phục hồi và lo ngại cuộc khủng hoảng năng lượng có thể xảy ra sẽ đẩy giá dầu, giá khí đốt leo thang, qua đó làm chậm, thậm chí kéo kinh tế toàn cầu vào trạng thái suy thoái.

Tại thị trường trong nước, hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 21.679 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 22.704 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 23.213 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 23.562 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 13.953 đồng/kg.

Đề xuất áp thuế bảo vệ môi trường ở mức sàn 1.000 đồng/lít

Bộ Tài chính vừa công bố lấy ý kiến đối với dự thảo lần 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2023. Theo đó, thay vì kiến nghị áp dụng thuế suất linh hoạt 4 mức thuế tùy theo diễn biến giá dầu thô thế giới, Bộ Tài chính lại đề xuất tiếp tục áp dụng mức giá sàn trong khung thuế trong cả năm 2023.

Cụ thể, thuế với xăng và nhiên liệu bay áp mức sàn 1.000 đồng/lít, thuế với dầu diesel 500 đồng/lít, dầu mazut, dầu nhờn, dầu hỏa 300 đồng/lít, mỡ nhờn 300 đồng/kg. Mức thuế này tương tự như năm 2022. Việc giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ góp phần kìm hãm sự tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước, từ đó góp phần giảm chỉ số CPI, kiềm chế lạm phát và hạn chế tác động tiêu cực đến nền kinh tế khi giá xăng dầu vẫn còn ở mức cao.

Tuy nhiên, do giá bán lẻ xăng dầu trong nước phụ thuộc chủ yếu vào giá xăng dầu thành phẩm thế giới nên mức giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình hình biến động của giá xăng dầu thành phẩm thế giới.

Bộ Tài chính dự báo sang năm, giá các mặt hàng xăng dầu thành phẩm ở mức 95-105 USD/thùng, giảm 12-20% so với ước giá bình quân năm 2022 nhưng vẫn còn ở mức cao. Theo tính toán và khảo sát của Bộ Tài chính, nhu cầu tiêu dùng và sử dụng xăng dầu tăng cao, ước tính sản lượng xăng dầu tiêu thụ năm 2023 vào khoảng 14,5 triệu m3 (hoặc tấn), tăng khoảng 10% so với năm nay.

Trong đó, tiêu thụ xăng chiếm khoảng 42%, dầu diesel gần 56%, dầu mazut chiếm 1,6%, dầu hỏa 0,2%. Trước đó, trong dự thảo lần 1, Bộ Tài chính đã đề xuất áp dụng 4 mức thuế trong năm 2023, tùy theo diễn biến giá dầu thô mà không cần trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết.

Thời điểm đó, Bộ Tài chính cho rằng việc áp dụng linh hoạt mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu và mỡ nhờn phù hợp với biến động của giá dầu thô thế giới sẽ đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Từ năm 2024, thuế với các mặt hàng này sẽ quay về mức kịch trần, tức là 4.000 đồng/lít xăng, nhiên liệu bay là 3.000 đồng; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 2.000 đồng, dầu hỏa là 1.000 đồng/lít, mỡ nhờn là 2.000 đồng/kg.

Có thể thấy rằng, việc Bộ Tài chính đã lắng nghe góp ý từ phía báo chí và các chuyên gia kinh tế để điều chỉnh kịp thời đề xuất về thuế môi trường là việc làm hợp lòng dân, đóng góp một phần trong quá trình phục hồi kinh tế đất nước.

Hạ Vy (T/H)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán